Theo dõi trên

Tiếp tục phát triển dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh...

10/03/2022, 07:12

Quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã đẩy mạnh chuyển đổi số, tích cực, khẩn trương triển khai các cơ sở dữ liệu quốc gia, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử. Đặc biệt, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do Bộ Công an xây dựng có vai trò rất quan trọng, gắn với từng người dân, từng gia đình, là nền tảng để hình thành công dân số, xã hội số, phù hợp với xu thế chung của thế giới.

3_5_dlqgvcd-1614714263297.jpg
Cán bộ, chiến sĩ công an làm việc tại Phòng Bản đồ số (Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư). Ảnh IT

Những kết quả đã đạt được

Đến nay, cả nước đã hoàn thành số hóa và lưu trữ tập trung tại Trung tâm dữ liệu quốc gia về dân cư thông tin của hơn 98 triệu người dân. Hệ thống dữ liệu này được vận hành thông suốt, thường xuyên hàng ngày bởi các cán bộ, chiến sĩ công an của hơn 11.000 xã, phường, thị trấn trên toàn quốc. Từ cơ sở dữ liệu quan trọng này, Bộ Công an đã cấp mã số định danh cá nhân cho 100% công dân, đồng thời đã triển khai thu nhận hơn 60 triệu hồ sơ cấp căn cước có gắn chíp điện tử với nhiều ưu điểm nổi bật cho công dân, in và trả hơn 50 triệu thẻ đến tay người dân... Bộ Công an cũng đã triển khai kết nối thử nghiệm thành công với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trên cả nước. Đặc biệt, trong đợt cao điểm chống dịch Covid-19 vừa qua, Bộ Công an đã phối hợp với các bộ, ngành và địa phương triển khai các ứng dụng để kiểm soát đi lại, phòng chống dịch mang lại hiệu quả. Hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư góp phần tích cực trong việc bảo đảm an sinh xã hội cho hơn 43 triệu người, hỗ trợ hiệu quả trong chiến dịch tiêm chủng thần tốc, lớn nhất trong lịch sử cho gần 100% dân số để giúp Việt Nam “đi sau về trước” trong chiến dịch tiêm vắc xin…

Để sử dụng hiệu quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Bộ Công an còn phối hợp với Văn phòng Chính phủ tiếp tục khẩn trương xây dựng Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Đề án đã xác định 7 quan điểm chỉ đạo lớn, mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể cùng với 5 nhóm nhiệm vụ, giải pháp thực hiện với lộ trình của từng nhiệm vụ trong năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030. Đối với Bình Thuận, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân, thời gian qua Bình Thuận đã triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm tạo tiền đề vững chắc cho việc triển khai thực hiện đề án, phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, hướng tới phát triển Chính phủ điện tử trên địa bàn tỉnh. Theo đó, toàn tỉnh đã làm sạch gần 100% dữ liệu có trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Tổ chức thu nhận hồ sơ cấp căn cước công dân gắn chip điện tử đạt tỷ lệ trên 85% nhân khẩu đủ điều kiện. Hoàn thiện hồ sơ của 36 đơn vị sở, ban, ngành và địa phương trực thuộc đăng ký sử dụng dịch vụ xác thực thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư gửi Bộ Công an để cấp tài khoản khai thác dịch vụ xác thực thông tin công dân. Tỉnh cũng đã chỉ đạo lực lượng công an triển khai bước đầu thực hiện kết nối, tích hợp, chia sẻ đồng bộ dữ liệu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với cơ sơ dữ liệu của các đơn vị nghiệp vụ, trước hết là phục vụ công tác đăng ký quản lý phương tiện giao thông và xử lý vi phạm hành chính.

Tiếp tục triển khai thực hiện

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể về thời gian, nhân lực triển khai thực hiện Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030, với các nhiệm vụ trọng tâm chính. Đó là: Đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công thiết yếu để phục vụ người dân và doanh nghiệp đã được xác định trong đề án. Nhanh chóng thực hiện kết nối, liên thông cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc, cơ sở dữ liệu an sinh xã hội, thông tin vắc xin xét nghiệm Covid-19, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bảo đảm xác thực chính xác thông tin. Khẩn trương rà soát, tháo gỡ những vướng mắc, bất cập về quy định của pháp luật có liên quan để tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất tổ chức thực hiện hiệu quả.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bình Thuận sẽ quyết liệt triển khai hoàn thiện dữ liệu dân cư bảo đảm theo yêu cầu, hoàn thành việc cấp thẻ căn cước công dân (CCCD) cho 100% công dân đủ điều kiện cấp thẻ CCCD. Bố trí nguồn nhân lực, kinh phí, cơ sở vật chất phù hợp để đảm bảo mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra cho từng giai đoạn thực hiện đề án. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huy động tối đa sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong triển khai thực hiện đề án…

THANH QUANG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Trao tặng 13 chiếc xe đạp cho học sinh nghèo
BTO-Hưởng ứng Cuộc vận động “Tiếp bước cho em đến trường”, sáng nay 9/3, Công đoàn cơ sở Ban Nội chính Tỉnh ủy Bình Thuận và Công đoàn cơ sở Công ty Xổ số kiến thiết Bình Thuận tổ chức trao tặng 13 chiếc xe đạp cho các em học sinh nghèo, khó khăn Trường tiểu học và THCS xã Hồng Sơn, huyện Hàm Thuận Bắc.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tiếp tục phát triển dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh...