Đờn ca tài tử Nam bộ là dòng nhạc dân tộc của Việt Nam hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ 19, là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam bộ. Năm 2012 đờn ca tài tử được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể. Tháng 5/2013, nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Cuộc vận động được mở ra từ giữa tháng 4 - 10/2019 thu hút 270 tác phẩm, với các loại hình vọng cổ, viết lời mới bài bản Tổ nhạc và tiểu phẩm, chặp, trích đoạn cải lương. Có 27 tác giả đến từ nhiều vùng miền, tỉnh, thành trong cả nước tham gia cuộc vận động, cho thấy với loại hình nghệ thuật dân gian này vẫn luôn sống trong lòng công chúng mộ điệu.
Ban tổ chức đã trao giải nhất thể loại vọng cổ, viết lời mới cho tác giả Vưu Long Vĩ (Bạc Liêu) với tác phẩm “Du lịch Bình Thuận”, 2 giải nhì thuộc về tác giả Nam Ngọc Trịnh (TP. HCM). Ngoài ra các tác giả Đỗ Quốc Dũng (quận 3 – TP. HCM), Phạm Văn Phúc (Gò Vấp), Nguyễn Thị Việt Chi, Nguyễn Văn Mẫn (Cà Mau) cũng là tác giả đạt giải cao ở những loại hình chặp, trích đoạn cải lương…
Q.Nhân