Đây là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí lao động, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường so với cách chăn nuôi thông thường. Đặc biệt, đệm lót sinh học chứa các vi sinh vật phòng chống các loại dịch bệnh rất hiệu quả. Nền chuồng được rải lớp đệm lót dày khoảng 50 đến 70 cm, bao gồm men Balasa N01 trộn với bột bắp và các loại nguyên liệu có độ xơ cao như mùn cưa, vỏ trấu, lõi bắp… Với công nghệ này, toàn bộ phân và nước tiểu nhanh chóng được vi sinh vật phân giải và chuyển thành nguồn thức ăn protein sinh học cho chính gia súc. Mặt khác, vì không có nước thải do tắm và rửa chuồng, nên không có mùi hôi thối, góp phần hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa gia súc và con người; tiết kiệm chi phí, thời gian. Mỗi nền chuồng đệm lót sinh học có thể sử dụng được 3-4 năm.Thông qua lớp tập huấn, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh vận động bà con học tập, nhân rộng mô hình, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chăn nuôi heo gây ra.
Theo kế hoạch, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Bình Thuận sẽ triển khai xây dựng mô hình chăn nuôi heo bằng đệm lót sinh học với qui mô 32 con/4 hộ tại xã Hòa Minh trong thời gian tới.
Mô hình nuôi heo bằng đệm lót sinh học |
K.H