Các bản đồ trưng bày lần này do Tiến sĩ Trần Đức Anh Sơn – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển kinh tế - xã hội Đà Nẵng cung cấp, bao gồm:
Đại Nam nhất thống toàn đồ vẽ vào năm 1838 đời Minh Mạng. Đây là bản đồ hành chính đầu tiên của triều Nguyễn có sự phân biệt rõ ràng giữa Hoàng Sa với Vạn Lý Trường Sa.
An Nam đại quốc họa đồ/Tabula Geografica Imperii Anamiciti do Giám mục Jean Louis Taberd vẽ, in trong từ điển Latinh – Annam xuất bản năm 1838. Trên bản đồ này có hình vẽ quần đảo Paracel nằm trong vùng biển của Việt Nam có tọa độ gần đúng với thực tế, kèm theo dòng chú thích “Paracel seu Cát Vàng” (Paracel tức là Cát Vàng).
Bản đồ India Orientalis do nhà địa lý người Hà Lan Jodocus Hondius I vẽ năm 1613.
Bản đồ do hai anh em Van Langren, là những nhà địa lý người Hà Lan vẽ vào năm 1595.
Bản đồ do Fernão Vaz Dourado, người Bồ Đào Nha vẽ năm 1576.
Bản đồ Carte de Costes de Cochinchine, Tunquin et partie de celles de la Chine Carte des Costes de Cochinchine, Tunquin et Partie de celles de la Chine có vẽ quần đảo Paracels trải dài từ vĩ tuyến 17 xuống vĩ tuyến 12 do Kaart van de Kusten vẽ và xuất bản tại Hà Land năm 1747.
Hoạt động này của trường hết sức thiết thực và mang ý nghĩa giáo dục cao, nhằm góp phần tôn vinh, gìn giữ các tư liệu, bằng chứng lịch sử về các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong quá khứ; giúp nâng cao nhận thức, trách nhiệm của học sinh trong việc khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc hiện nay.
ĐỖ DANH