Theo dõi trên

Vẽ đường cho hươu chạy đúng

21/09/2016, 09:08

BTO- Có người nói đưa giáo dục giới tính vào trường học là vẽ đường cho hươu chạy, nhưng chúng ta lại không muốn con em mình trở thành những “con hươu” lạc lối. Muốn vậy chúng ta cần phải vẽ đường cho “Hươu” chạy đúng hướng.

Ngày 20/9, Trường THCS Trần Phú đã mở lớp tập huấn cho học sinh khối 9 (có 9 lớp) với chuyên đề: Giáo dục sứckhỏe sinh sản cho vị thành niên và chuyên đề gia đình.

Qua 3 giờ sinh hoạt trường đã cung cấp cho các em một số thông tin:

Về sứckhỏe sinh sản để các em có kiến thức và hiểu biết về vấn đề sức khỏe sinh sản

Hậu quả của việc mang thai và phá thai ở lứa tuổi vị thành niên.

Những căng thẳng về tình cảm và tài chính là rất lớn đối với những nữ vị thành niên có con ngoài giá thú

Phải đối mặt với sự phản đối của cộng đồng và nếu còn đang đi học thì sẽ buộc  phải thôi học.

Đẻ khó và chuyển dạ kéo dài sẽ là điều khó tránh khỏi, có thể gây rách dạ con và chết cả mẹ lẫn con. So với tuổi trưởng thành, sinh nở khi ở tuổi còn quá trẻ dễ dẫn đến tình trạng đẻ non,sẩy thai tự phát và thai chết lưu cao hơn. Tỷ lệ tử vong liên quan đến thai sản ở tuổi vị thành niên có khả năng cao gấp bốn lần so với phụ nữ trong độ tuổi 20-29.

 Nạo thai không an toàn mang lại rủi ro rất lớn cho phụ nữ quá trẻ. Nạo thai có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng và có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí là cái chết.

Mang thai ở tuổi vị thành niên còn đem lại nhiều nỗi kinh hoàng cho những cô gái trẻ thiếu hiểu biết.

Đồng thời giúp các em hiểu được những biến đổi tâm sinh lý diễn ra ở lứa tuổi vị thành niên; nguyên nhân của biến đổi đó; những hành vi dẫn tới những hậu quả xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe để có thái độ và hành vi đúng trong quan hệ với bạn khác giới.

Các em biết được các thông tin về giới tính và sức khỏe sinh sản: Hiểu được khái niệm và đặc điểm của tuổi vị thành niên, biết được tình dục - sinh sản và tình dục an toàn (tránh thai và bệnh lây qua đường tình dục)

Về chuyên đề “giáo dục gia đình” nhà trường đã cho các em biết gia đình là tổ ấm của mỗi người. Để gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc, mỗi thành viên trong gia đình cần:

Luôn tôn trọng, yêu thương, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau.

Có trách nhiệm với công việc gia đình

Và người học sinh cũng phải góp phần xây dựng gia đình bằng những việc làm thiết thực là: không đánh nhau; không tham gia đánh nhau; không chơi Game bạo lực; không hút chích và không xâm hình trên cơ thể.

TÔ- NĂNG



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vẽ đường cho hươu chạy đúng