Theo dõi trên

Xuất khẩu hàng hóa: 3 nhóm hàng chủ lực tăng trưởng cao

07/05/2025, 05:16

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa tại Bình Thuận trong tháng 4/2025 vừa qua tiếp tục đem về cho địa phương khoảng 76,2 triệu USD, tăng gần 5% so tháng trước đó và tăng hơn 34% so cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể trong tháng qua, nhóm hàng thủy sản tham gia xuất khẩu ước đạt 19,6 triệu USD (tăng 21,19% so cùng kỳ năm trước), nhóm hàng nông sản thực hiện đạt 3,5 triệu USD (tăng 3,7 lần so cùng kỳ) và nhóm hàng hóa khác đóng góp khoảng 53,1 triệu USD (tăng 33,71% so cùng kỳ)… Như vậy tính chung 4 tháng đầu năm 2025, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Bình Thuận ước đạt 290,7 triệu USD, con số này so với cùng kỳ năm ngoái tăng 35,6%. Đáng chú ý từ đầu năm đến nay, hoạt động xuất khẩu cũng ghi nhận cả 3 nhóm hàng hóa chủ lực của địa phương đều thể hiện mức tăng trưởng cao: Nhóm hàng thủy sản ước đạt 77,2 triệu USD (tăng gần 19%), nhóm hàng nông sản ước thực hiện 12,2 triệu USD (tăng 3,07 lần), nhóm hàng hóa khác ước đạt 201,2 triệu USD (tăng 38,37%).

img_0032.jpg
Dệt may - mặt hàng đóng góp kim ngạch lớn trong nhóm hàng hóa khác.

Được biết một số thị trường tiêu thụ hàng hóa của Bình Thuận chủ yếu gồm: Nhật Bản (mặt hàng thủy sản, dệt may, sản phẩm giấy), Đài Loan (mặt hàng bộ quần áo, mực tươi), Hàn Quốc (mặt hàng mực khô, mực tươi, cá tươi), Trung Quốc (hàng thủy sản, quặng và khoáng sản). Bên cạnh đó còn có thị trường Mỹ (hàng thủy sản, giày dép, sản phẩm giấy), Colombia (mặt hàng giày dép, mực tươi), Canada (mặt hàng giày dép, sản phẩm giấy), Campuchia và Philippines (mặt hàng nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi)…

Đ.QUỐC


(0) Bình luận
Bài liên quan
Động lực phát triển trụ cột kinh tế của Bình Thuận
Trong tuần qua, UBND tỉnh Bình Thuận đã phối hợp Trường Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo “Ứng dụng khoa học, công nghệ và chuyển đổi số: Động lực phát triển mới cho 3 trụ cột kinh tế Bình Thuận”. Nội dung tổ chức hội thảo lấy khoa học, công nghệ và chuyển đổi số là động lực cốt lõi cho sự phát triển các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh, nhất là 3 trụ cột kinh tế: Công nghiệp, nông nghiệp và du lịch.
Nổi bật
Chủ động phòng chống cháy rừng mùa khô ở Khu Lê Hồng Phong
Thời điểm này, toàn tỉnh đang bước vào cao điểm mùa khô. Do đó, các địa phương, đơn vị quản lý, bảo vệ rừng đang nỗ lực thực hiện các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR). Đơn cử tại Ban quản lý Rừng phòng hộ (BQLRPH) Lê Hồng Phong, huyện Bắc Bình, với đặc điểm rừng thường xanh rụng lá và rừng trồng, mùa khô rụng lá nhiều, dễ xảy ra cháy rừng. Vì vậy, đơn vị đã và đang chủ động phòng, ngăn chặn và hạn chế tối đa thiệt hại do cháy rừng.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Xuất khẩu hàng hóa: 3 nhóm hàng chủ lực tăng trưởng cao