Theo dõi trên

"5 tạo lập" thể chế phát triển đất nước nhanh và bền vững

30/07/2024, 14:52

BTO-Sáng 30/7, Chính phủ phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan liên quan tổ chức Hội nghị trực tuyến quán triệt, triển khai một số luật, nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Chủ trì hội nghị tại điểm cầu Trung ương có Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Ở điểm cầu Bình Thuận có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải.

img7483-1722304741211707854714.jpg

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị

         Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Chính phủ đã tổ chức 28 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật, cho ý kiến, xem xét, thông qua đối với hơn 100 đề nghị xây dựng luật, dự án luật; ban hành hơn 380 nghị định, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 90 quyết định quy phạm pháp luật. Các bộ đã ban hành các thông tư hướng dẫn có liên quan.

img7479-1722304742489419898344.jpg
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Trong các kỳ họp Quốc hội khóa XV đã thông qua hơn 60 văn bản. Trong đó có nhiều luật, nghị quyết quan trọng như: Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Đường bộ, các nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các tỉnh, thành phố… Riêng tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội thông qua 11 luật, 2 nghị quyết; 1 nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và 9 nghị quyết điều hành kinh tế - xã hội.

Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long báo cáo đề dẫn về tình hình tổ chức triển khai thi hành một số luật, nghị quyết được Quốc hội Khóa XV thông qua. Cùng với đó, các bộ, ban, ngành, địa phương báo cáo tình hình triển khai, tổ chức, công tác chuẩn bị triển khai thi hành một số luật, nghị quyết, bao gồm Quy định số 178 của Ban chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật và một số luật.

img_0023.jpg
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hồng Hải chủ trì hội nghị tại điểm cầu Bình Thuận.

Sau khi nghe các báo cáo, tham luận của Chính phủ và các bộ, ban, ngành, các đại biểu trao đổi, thảo luận về những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong thực tế cũng như trong quá trình triển khai thực hiện các quy định của pháp luật. Nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ tiếp thu ý kiến hội nghị, nhất là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Bởi xây dựng, hoàn thiện thể chế rất quan trọng trong tình hình hiện nay khi nhiều vấn đề đang đặt ra để phát triển đất nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần nhân dân.

Đó là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Chính phủ xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm và tập trung thực hiện đồng bộ từ xây dựng, hoàn thiện thể chế đến tổ chức thi hành pháp luật. Xác định đầu tư cho công tác xây dựng thể chế là đầu tư cho phát triển; hoàn thiện thể chế để khơi thông, thúc đẩy các đột phá khác, huy động mọi nguồn lực cho phát triển, nhất là về hạ tầng.

img_0027.jpg
Toàn cảnh hội nghị.

Trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện thực thi pháp luật, Thủ tướng yêu cầu luôn luôn lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm, làm chủ thể.  Đồng thời khái quát "5 tạo lập" của thể chế đối với sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước: Tạo lập cơ sở pháp lý để kiến tạo, phát triển năng lực các chủ thể, phát huy đúng vai trò của từng chủ thể; Tạo lập cơ chế, chính sách huy động và phân bổ mọi nguồn lực; điều tiết hài hòa lợi ích phát triển giữa các chủ thể; Tạo lập "sân chơi" lành mạnh, bình đẳng, minh bạch, phù hợp, hiệu quả đối với các chủ thể trong từng lĩnh vực; Tạo lập khung khổ pháp lý phù hợp để hội nhập quốc tế có hiệu quả cao, bảo đảm lợi ích quốc gia, dân tộc; Tạo lập cơ chế vận hành, kiểm soát có hiệu quả, khắc phục, phòng ngừa các rủi ro, tiêu cực.

Thủ tướng cũng yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan, địa phương tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng được đề ra tại Văn kiện Đại hội XIII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương, nhất là Nghị quyết số 27-NQ/TW về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới, Quy định số 178-QĐ/TW ngày 27/6/2024 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.

Cùng với đó, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, đề cao trách nhiệm của người đứng đầu, phát huy tính chủ động của đội ngũ công chức, gắn với tăng cường giám sát, kiểm tra nhằm phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời và kiên quyết xử lý các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong thi hành pháp luật; khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, thiếu trách nhiệm trong một bộ phận cán bộ, công chức...

NINH CHINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Triển khai Đề án 06 của Chính phủ trong công tác sát hạch cấp giấy phép lái xe
Sở Giao thông Vận tải Bình Thuận vừa tổ chức hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ Đề án 06 của Chính phủ về mô hình triển khai thiết bị giám sát thi cử, sát hạch giấy phép lái xe trên địa bàn tỉnh. Tham dự hội nghị có đại diện của các cơ quan chuyên ngành liên quan như Phòng PC06 Công an tỉnh, Phòng PC67 Công an tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ sở đào tạo lái xe và Trung tâm Sát hạch lái xe loại 3, loại 2 an toàn trên địa bàn tỉnh.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"5 tạo lập" thể chế phát triển đất nước nhanh và bền vững