Theo đó giao Phòng Quản lý thương mại (Sở Công Thương) chủ trì, phối hợp các phòng, đơn vị thuộc Sở và đơn vị liên quan nghiên cứu có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường. Với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng thịt heo cần tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất, kinh doanh. Đồng thời giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm, bảo đảm nguồn cung trong thời gian tới.
Phòng Quản lý thương mại sẽ theo dõi sát giá cả, biến động cung cầu mặt hàng thiết yếu, mặt hàng lương thực, thực phẩm đặc biệt là mặt hàng thịt heo trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra có trách nhiệm báo cáo và tham mưu giải pháp, biện pháp hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp khi có biến động bất thường để lãnh đạo ngành chỉ đạo xử lý… Đối với Thanh tra Sở Công Thương chủ động phối hợp Cục Quản lý thị trường Bình Thuận cùng các phòng, đơn vị liên quan tăng cường kiểm tra, rà soát, đánh giá hệ thống kênh phân phối nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích doanh nghiệp và người tiêu dùng
Phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng, Kinh tế - Tài chính các địa phương cần tham mưu, đề xuất UBND huyện, thị xã, thành phố có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp. Như tham gia chương trình bình ổn thị trường, tập trung nguồn lực tiết giảm chi phí sản xuất - kinh doanh, giảm giá thành sản xuất và giá bán sản phẩm, bình ổn thị trường mặt hàng thiết yếu, các mặt hàng lương thực, thực phẩm… Mặt khác theo dõi sát giá cả, biến động cung cầu mặt hàng thiết yếu, mặt hàng lương thực, thực phẩm nhất là mặt hàng thịt heo và báo cáo kịp thời khi có biến động bất thường về Sở Công Thương để xem xét giải quyết.