Theo dõi trên

Bình Thuận thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW: Góp phần xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

04/06/2024, 05:05

Ngày 9/6/2014, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) ban hành Nghị quyết số 33-NQ/ TW, “về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” (Nghị quyết số 33-NQ/ TW). Qua 10 năm triển khai thực hiện, đã góp phần xây dựng quê hương Bình Thuận phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân ngày càng nâng lên, đặc biệt là đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân tỉnh nhà.

Kết quả đáng khích lệ

Có thể khẳng định, qua 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33- NQ/TW, các giá trị văn hóa tốt đẹp của con người Việt Nam và của người Bình Thuận, nổi rõ là lòng yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào dân tộc, sống chan hòa, nghĩa tình, tương thân, tương ái, đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, truyền thống đoàn kết, gắn bó, vượt khó, tinh thần cần cù lao động… tiếp tục được gìn giữ, vun đắp và phát huy; cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân tích cực rèn luyện nhân cách, đạo đức, trau dồi về trí tuệ, năng lực, thể chất, tâm hồn, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân để chung sức, đồng lòng xây dựng quê hương Bình Thuận phát triển; bộ mặt đô thị, nông thôn có nhiều khởi sắc, đời sống của Nhân dân ngày càng nâng lên, trong đó, đời sống văn hóa, tinh thần của Nhân dân, kể cả vùng đồng bào dân tộc thiểu số, những nơi khó khăn được quan tâm, phát huy ngày càng phong phú, đa dạng hơn. Cả hệ thống chính trị tỉnh nhà đã triển khai thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW gắn với đẩy mạnh thực hiện việc Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thực hiện các Nghị quyết, Kết luận Hội nghị Trung ương 4 về xây dựng và chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị ngày càng trong sạch, vững mạnh, các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, phong trào “Xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và các phong trào thi đua yêu nước trên địa bàn tỉnh. Nhiều tấm gương trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, trong các phong trào thi đua được xây dựng, tuyên dương, nhân rộng, lan tỏa rộng rãi trong đời sống xã hội. Việc phát huy vai trò gương mẫu của ông, bà, cha mẹ trong giáo dục con, cháu tiếp tục được chú trọng; công tác giáo dục đạo đức, nhân cách, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ được quan tâm; văn hóa công sở ở các cơ quan, đơn vị, địa phương, nếp sống văn minh được tập trung xây dựng. Qua đó, các giá trị văn hóa tốt đẹp của các dân tộc trên địa bàn tỉnh được gìn giữ và phát huy, đồng thời, nhiều thói hư, tật xấu từng bước bị đẩy lùi. Các hoạt động lễ hội văn hóa tiêu biểu của tỉnh (như: Lễ hội Cầu ngư ở Vạn Thủy Tú, lễ hội Ka tê của người Chăm; lễ hội Nghinh Ông của người Hoa tại Phan Thiết; lễ hội Trung thu; lễ hội Dinh Thầy Thím, lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương) được duy trì, phát huy, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, du khách trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy du lịch văn hóa tỉnh nhà phát triển. Quá trình thực hiện Nghị quyết 33- NQ/TW, đã góp phần để đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tiếp tục có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động văn hóa, nghệ thuật, mỹ thuật, biểu diễn, triển lãm, văn nghệ quần chúng ở cơ sở diễn ra ngày càng đa dạng; có thêm nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật đã phản ánh tích cực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước, của quê hương Bình Thuận; hoạt động giao lưu văn hóa từng bước được đẩy mạnh, góp phần cổ vũ tích cực việc xây dựng, hoàn thiện giá trị, nhân cách con người Việt Nam và con người Bình Thuận thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

bac-trong.jpg

Đẩy mạnh việc thực hiện

Trong thới gian tới, với việc tham gia ngày càng nhiều và tích cực vào các tổ chức quốc tế, Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển, thu hẹp dần khoảng cách về phát triển kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Các hoạt động đối ngoại văn hóa góp phần từng bước nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam trên thế giới. Cùng với những bất ổn về tình hình thế giới, các thế lực phản động, thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng “diễn biến hòa bình” tiếp tục thực hiện những âm mưu chống phá đất nước ta, nhất là trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Từ đó, đặt ra những khó khăn, thách thức mới lớn hơn, nhiệm vụ của ngành văn hóa ngày càng nặng nề hơn trong công tác tuyên truyền, giáo dục, định hướng tư tưởng quần chúng Nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong giai đoạn mới. Đặc biệt tình hình kinh tế - xã hội tỉnh tiếp tục phát triển, nhu cầu hưởng thụ đời sống tinh thần của người dân ngày càng cao, các hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa ngày càng phong phú, đa dạng; sự hội nhập giao lưu văn hóa ngày càng sâu rộng, đời sống văn hóa sẽ có nhiều thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức. Mặt trái của cơ chế thị trường đã tác động tiêu cực không nhỏ đến nhận thức của một bộ phận người dân; tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên còn xảy ra; đạo đức xã hội bị xuống cấp; các tệ nạn xã hội, tội phạm hình sự có chiều hướng gia tăng đã và đang có tác động lớn đến việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung và Bình Thuận nói riêng. Do đó, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến, quán triệt sâu kỹ, đầy đủ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa và xây dựng, phát triển văn hóa, phát triển con người; nâng cao hơn nữa nhận thức của cán bộ, đảng viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền; vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong quá trình triển khai thực hiện. Các cấp ủy phải tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo điều hành và phát huy vai trò quản lý nhà nước nhằm phát huy những thuận lợi, thời cơ, vượt qua khó khăn, thách thức để xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nhằm tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết số 33-NQ/TW, Chương trình hành động số 29-NQ/TU và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng về lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật; đặc biệt là lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc.

“Tôi tha thiết mong rằng, công tác văn hóa của chúng ta sẽ có bước chuyển biến, tiến bộ mới, mạnh mẽ hơn nữa, hiệu quả cao hơn nữa, ghi một dấu mốc mới trên con đường chấn hưng, phát triển nền văn hóa Việt Nam trong thời kỳ mới. Tôi tin rằng, với một Đất nước, một Dân tộc trọng văn hiến, trọng hiền tài, giàu truyền thống yêu nước và cách mạng; Nhân dân đoàn kết, cần cù, sáng tạo; đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ tâm huyết, tài năng, có trách nhiệm cao với Nhân dân, với Đảng, với Tổ quốc và tương lai của Dân tộc…” 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

B.B.T


(0) Bình luận
Bài liên quan

Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam huyện Đức Linh lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 - 2029
BTO-Trong 2 ngày (30-31/5), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQ VN) huyện Đức Linh đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024 – 2029 với chủ đề “Đoàn kết – Dân chủ - Đổi mới – Phát triển”.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bình Thuận thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW: Góp phần xây dựng và phát triển văn hóa theo hướng tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc