Theo dõi trên

Cảnh báo sâu đục thân hại lúa vụ mùa

23/08/2023, 05:41

Theo thông tin từ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, qua kết quả kiểm tra thực tế đồng ruộng về tình hình sâu bệnh hại lúa vụ hè thu và vụ mùa 2023 tại các huyện Tuy Phong và Bắc Bình vừa qua, chi cục dự báo trong thời gian tới sâu đục thân có khả năng gây hại mạnh và phổ biến ảnh hưởng lớn đến năng suất trên các trà lúa vụ mùa.

Trước tình hình trên, để ngăn ngừa sâu đục thân phát sinh, phát triển và gây hại trên diện rộng gây ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ mùa, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, hướng dẫn nông dân một số biện pháp phòng trừ. Cụ thể, khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên để kịp thời phát hiện và có biện pháp phòng trừ hiệu quả sâu đục thân gây hại trên lúa. Trong đó, có thể áp dụng biện pháp thủ công như trong giai đoạn đầu sâu đục thân phát triển (bướm hoặc thành trùng), nông dân có thể dùng bẫy lồng đèn, ngắt bỏ lúa héo, diệt ổ trứng.

z4611685386329_2a88927b7ab4c1136dd6564ef31c391e.jpg
Trà lúa bị sâu đục thân gây hại.

Về biện pháp hóa học, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ sâu đục thân sau khi bướm rộ 5-7 ngày là biện pháp kinh tế nhất, lựa chọn các loại thuốc mang tính lưu dẫn. Có thể sử dụng một trong các nhóm thuốc sau: Abamectin (Reasgant 5WG, Abasuper 1.8EC, Actamec 75EC, Voliam targo® 063SC...), Azadirachtin (Misec 1.0EC, Ramec 18EC, Agiaza 4.5EC...), Bacillus thurigiensis (Amatic, Tp-Thần tốc, An huy...), Carbosulfan (Marshal 200SC, Sulfaron 250EC, Afudan 20SC, Coral 5GR...) Cartap (Gà nòi 4GR, Padan 4GR...), Chlorantraniliprole (Virtako® 40WG, Prevathon® 35WG), Cyantraniliprole (Benevia® 100OD, Minecto Star 60WG)...

z4600058311988_868cf81f9c931b512526c5aedfb814b5.jpg
Kiểm tra đồng ruộng.

Đối với những ruộng bị sâu đục thân gây hại nặng, sau khi thu hoạch xong nên cày lật gốc rạ xuống đồng thời vệ sinh sạch sẽ đồng ruộng để tiêu diệt sâu non và nhộng nhằm ngăn ngừa sự phát sinh của sâu đục thân trong vụ sau. Đặc biệt lưu ý hạn chế sử dụng thuốc hóa học trước 40 ngày sau sạ để bảo vệ nguồn thiên địch của sâu đục thân có trong ruộng lúa như bọ rùa, ong ký sinh, nhện, bọ cánh cứng 3 khoang. Nếu bị sâu đục thân gây hại ở giai đoạn mạ (dưới 25 ngày tuổi), thì rải phân bổ sung và dặm tỉa. Trong trường hợp cần thiết (bướm ra rộ nhiều, mật số trứng cao) thì tiến hành phun xịt bằng các các chế phẩm sinh học như: Bacillus thurigiensis (Amatic, Tp-Thần tốc, An huy...), Beauveria bassiana (Muskardin 10WP...), hoặc loại thuốc chuyên trị như: Chlorantraniliprole (Virtako® 40WG, Prevathon® 35WG), Cyantraniliprole (Benevia® 100OD, Minecto Star 60WG...) để phun xịt.

Ngoài ra, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đề nghị Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác điều tra, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh gây hại trên lúa để kịp thời phát hiện và hướng dẫn nông dân phòng trừ có hiệu quả sâu đục thân để bảo vệ năng suất lúa vụ mùa.

Trước đó ít ngày, tại huyện Bắc Bình, trong khi hầu hết các diện tích lúa hè thu đã được thu hoạch, đạt năng suất và giá bán lúa khô cao nhất từ trước đến nay, thì tại các xã Phan Hòa, Phan Rí Thành, Phan Hiệp, Hải Ninh, Phan Điền đang có khoảng 245 ha lúa giai đoạn chín – thu hoạch có hiện tượng trổ bạc (hạt lép), gây thất thu cho người trồng. Tỷ lệ gây hại phổ biến từ 30 – 40%, với diện tích khoảng 230 ha, cá biệt có một số diện tích gây hại với tỷ lệ trên 70%, diện tích khoảng 15 ha. Sâu đục thân gây hại hầu hết trên các loại giống lúa được sản xuất trong vụ hè thu 2023. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra chuyên môn thực tế tại đồng ruộng, các diện tích bị sâu đục thân gây hại, chủ yếu do nông dân phòng trừ sâu đục thân không hiệu quả, thuộc các diện tích gieo sạ lệch thời gian so khung thời vụ của địa phương.

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng hiệu quả 
BTO- Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong trong công văn sáng nay (6/9) về việc tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng vụ hè thu và vụ mùa 2021. 
Nổi bật
Kỷ niệm 70 năm Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024): Chiến thắng vĩ đại của dân tộc anh hùng
70 năm trước, ngày 7/5/1954, khi ngọn cờ Tổ quốc tung bay trên nóc hầm Đờ Cát Tơ ri, kết thúc 56 ngày đêm chiến đấu oanh liệt của quân dân ta, làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chín năm chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ; chấm dứt hoàn toàn ách xâm lược của thực dân Pháp trên đất nước ta… đã đi vào lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam như một chiến thắng vĩ đại của một dân tộc anh hùng.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cảnh báo sâu đục thân hại lúa vụ mùa