SÂU BỆNH

Bắc Bình: Đề nghị tỉnh kiểm tra và hỗ trợ thiệt hại do sâu bệnh trên cây lúa
18 ngày trước Kinh tế
UBND huyện Bắc Bình vừa có văn bản đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh quan tâm kiểm tra, khảo sát, đánh giá tỷ lệ thiệt hại do sâu bệnh gây hại trên lúa. Đồng thời có phương án hỗ trợ thiệt hại cho nhân dân sản xuất lúa trên địa bàn huyện.
  • Phòng trừ sâu bệnh gây hại thanh long theo hướng sinh học
    2 năm trước Kinh tế
    Hiện nay, Trung Quốc đang ngày càng siết chặt và nâng cao hàng rào kỹ thuật về kiểm dịch thực vật (KDTV) nông sản xuất khẩu, trong đó có thanh long Bình Thuận. Do đó, việc sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh theo hướng sinh học đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ cây trồng, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường.
  • Phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ hè thu
    2 năm trước Kinh tế
    Theo đánh giá của ngành nông nghiệp tỉnh, bước vào vụ hè thu 2022, thời tiết cơ bản thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nông dân tập trung xuống giống vụ hè thu, diện tích gieo trồng đạt khá so với cùng kỳ. Tuy nhiên, tình hình sâu bệnh hại vẫn phức tạp, nên bà con cần chủ động phòng trừ.
  • Cảnh báo sâu đục thân hại lúa vụ đông xuân
    2 năm trước Kinh tế
    BTO - Chi cục Trồng trọt và BVTV vừa có thông báo đến Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp các huyện, thị xã, thành phố, cảnh báo về sự xuất hiện đợt sâu đục thân gây hại nặng trên trà lúa đông xuân 2021-2022.
  • Chủ động phòng chống sinh vật gây hại cây trồng dịp Tết Nguyên đán
    2 năm trước Kinh tế
    BTO - Đó là nội dung Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh vừa đề nghị Phòng Nông nghiệp các địa phương và đơn vị liên quan, nhằm bảo vệ tốt sản xuất, trồng trọt vụ đông xuân năm 2021-2022, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
  • Vụ đông xuân 2021-2022: 
Cảnh báo sâu bệnh hại trên cây lúa
    2 năm trước Kinh tế
    BTO - Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (BVTV) vừa kiểm tra tình hình sâu bệnh hại lúa tại thôn Liêm Bình, xã Hồng Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc và phát hiện trên trà lúa đông xuân sớm xuất hiện bệnh đốm nâu, bệnh đạo ôn và sâu đục thân đang phát sinh gây hại.
  • Thực hiện phòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng hiệu quả 
    3 năm trước Kinh tế
    BTO- Đó là một trong những chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phong trong công văn sáng nay (6/9) về việc tăng cường công tác phòng chống sinh vật gây hại cây trồng vụ hè thu và vụ mùa 2021. 
  • Sâu bệnh và giá cả ảnh hưởng việc canh tác cây lâu năm
    3 năm trước Kinh tế
    BT- Điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết Bình Thuận thích hợp với việc canh tác cây lâu năm, nhất là các loại cây công nghiệp và cây ăn quả miền nhiệt đới. Hiện toàn tỉnh đã trồng và đang chăm sóc 109.510 ha cây lâu năm. Trong đó, cây công nghiệp 63.247,7 ha, cây ăn quả 44.551,8 ha, các loại cây lâu năm còn lại 1.710,8 ha. Tuy nhiên do tình hình sâu bệnh và giá cả của một số loại nông sản không ổn định nên ảnh hưởng đến việc tăng diện tích cây lâu năm.
  • Xuất hiện nhiều loại sâu bệnh trên cây trồng
    4 năm trước Kinh tế
    BT- Sau đợt hạn hán kéo dài kỷ lục, những cơn mưa tầm tã lại đổ xuống diện rộng tại nhiều địa phương. Sự thay đổi liên tục của các hình thái khí hậu, thời tiết, khiến nhiều loại cây trồng phát sinh sâu bệnh, nổi nhất là 2 loại cây trồng chính của tỉnh là lúa và thanh long. 
  • Nắng nóng, sâu bệnh trên lúa giảm
    4 năm trước Kinh tế
    BTO- Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh cho biết, do thiếu nguồn nước tưới nên diện tích lúa gieo trồng vụ đông xuân 2019-2020 giảm khá nhiều so với cùng kỳ. Mặt khác, kết hợp thời tiết nắng nóng, ít xuất hiện những cơn mưa trái mùa nên một số đối tượng sâu bệnh hại trên lúa giảm đáng kể, đặc biệt là rầy nâu, bệnh đạo ôn, bệnh cháy bìa lá vi khuẩn. Cụ thể, rầy nâu gây hại trên lúa với diện tích 447 ha, giảm 2.716 ha; diện tích nhiễm bệnh đạo ôn lá 763 ha, giảm 581 ha; bệnh cháy bìa lá vi khuẩn gây hại với diện tích 192 ha, giảm 654 ha. Tuy vậy, tình hình khô hạn, nắng nóng lại tạo điều kiện thuận lợi cho bọ trĩ phát sinh gây hại mạnh trên lúa với diện tích nhiễm 2.411 ha, tăng 1.243 ha. Hiện Chi cục Trồng trọt và BVTV đang khuyến cáo nông dân thăm đồng thường xuyên, điều tra phát hiện các loại dịch hại sớm để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Nắng ráo, sâu bệnh trên thanh long giảm
    4 năm trước Kinh tế
    BTO- Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, hiện nay do thời tiết nắng ráo nên tình hình sâu bệnh trên thanh long có xu hướng giảm so 7 ngày trước. Cụ thể, có 232 ha thanh long bị bệnh đốm nâu với tỷ lệ nhiễm 5 – 10 %, giảm 150 ha; 165 ha bị bệnh thối rễ, tóp cành, giảm 1.976 ha; 127 ha bị nhiễm thán thư cành, quả, giảm 59 ha và 1.954 ha bị nám cành, vàng cành với tỷ lệ 10-20 %, giảm 3.919 ha.
  • Bắc Bình: Thiệt hại trên 12 tỷ đồng do nắng hạn, sâu bệnh
    4 năm trước Đời sống
    BT- Từ tháng 7/2019 đến nay toàn huyện Bắc Bình có tổng diện tích cây trồng thiệt hại là 1.239,8 ha/1.171 hộ. Trong đó, thiệt hại do nắng hạn 463,9 ha/528 hộ, gồm cây lúa 98,5 ha và cây bắp 365,4 ha. Riêng thiệt hại do sâu keo phá hoại trên cây bắp và đậu các loại là 775,9 ha/643 hộ. Tổng giá trị thiệt hại trên 12 tỷ đồng.
  • Gia tăng sâu bệnh trên cây thanh long
    5 năm trước Kinh tế
    BTO- Những ngày qua, trên địa bàn tỉnh có mưa rải rác, nên tình hình sâu bệnh ở cây thanh long có chiều hướng tăng về diện tích. Cụ thể, đến đầu tháng 4/2019, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu toàn tỉnh là 384 ha, tăng 25 ha so với kỳ trước. Ngoài ra, bệnh nám cành, vàng cành gây hại trên diện tích 1.345 ha, tăng 123 ha so với tuần trước. Bệnh thối cành, quả thanh long có diện tích nhiễm 986 ha. Bệnh thối rễ tóp cành gây hại trên diện tích 251 ha, tăng 28ha so với kỳ trước, phân bố tại Hàm Thuận Bắc, Tuy Phong, Hàm Thuận Nam… Ngoài ra, các đối tượng ốc sên, ruồi đục quả, sâu các loại… gây hại rải rác trên toàn vùng trồng thanh long. Dự kiến những ngày tới, các đối tượng sâu bệnh này tiếp tục gây hại và tăng diện tích.
  • Phòng trừ sâu bệnh vụ hè thu
    6 năm trước Kinh tế
    BT- Thời điểm này, nông dân trong tỉnh đã xuống giống lúa hè thu 2018 được khoảng 35.700 ha/41.000 ha kế hoạch, trong đó giai đoạn mạ 12.470 ha, đẻ nhánh 20.804 ha, làm đòng - trổ 2.409 ha. Tuy nhiên, do thời vụ gieo cấy khá trễ, đúng vào mùa mưa nên cây lúa nói riêng và một số loại cây trồng khác đang bị nhiều sâu bệnh tấn công.
  • Trang bị kiến thức phòng trừ sâu bệnh hại điều
    6 năm trước Kinh tế
    BTO- Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật tỉnh vừa phối hợp với Hội làm vườn huyện Hàm Tân tổ chức các lớp tập huấn phòng trừ sâu bệnh hại điều cho bà con nông dân 7 xã trên địa bàn huyện gồm: Tân Minh, Tân Phúc, Tân Nghĩa, Sông Phan, Tân Xuân, Sơn Mỹ và xã Tân Hà.
  • Đối phó với sâu bệnh hại thanh long sau mưa lũ
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Bước vào vụ chong đèn thanh long với giá bán khá cao, những tưởng người trồng thanh long sẽ có nhiều lãi dịp cuối năm. Tuy nhiên, ít ai ngờ mưa lũ bất ngờ đổ về đã “cuốn trôi” biết bao công sức, tiền bạc của họ khi đã đầu tư vào loại cây trồng này. Cộng với đó, thời tiết sau mưa lũ cũng làm bệnh đốm nâu, ốc sên…hại thanh long gia tăng, khiến người trồng phải “đau đầu” đối phó.
  • Thanh long vụ mùa đối diện nhiều loại sâu bệnh
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Thời gian gần đây, giá cả thanh long vụ mùa đang ở mức từ 10-13 ngàn đồng/kg nên nông dân các địa phương rất phấn khởi. Tuy nhiên, do thời tiết không thuận lợi, mưa nắng thất thường nên tình hình sâu bệnh trên cây thanh long diễn biến phức tạp…
  • Chuyển mưa, cây thanh long gia tăng sâu bệnh
    7 năm trước Kinh tế
    BT - Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 26.664 ha thanh long thời kỳ ra hoa chính vụ. Thời điểm này,  diện tích thanh long nhiễm bệnh đốm nâu trên toàn tỉnh là 630,5 ha trong đó nhiễm nhẹ 618 ha, nhiễm trung bình 10 ha và nhiễm nặng 2,5 ha, so với tuần trước tăng 103 ha và so cùng kỳ năm 2016 tăng 528 ha. Ngoài ra, bệnh thối rễ, teo tóp cành có diện tích nhiễm 219 ha, trong đó có 204 ha nhiễm nhẹ và 15 ha nhiễm trung bình, tăng 91 ha so cùng kỳ năm 2016, phân bố tại các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, Tuy Phong, thành phố Phan Thiết và La Gi. Các đối tượng dịch hại khác phân bố rải rác, cục bộ trên toàn vùng trồng thanh long.
  • Kinh nghiệm dân gian: “Khắc tinh” của sâu bệnh trên cây trồng
    7 năm trước Kinh tế
    BT- Việc ngày càng nhiều người  sử dụng các hóa chất, thuốc trừ sâu trong trồng trọt  không chỉ  làm ô nhiễm môi trường mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của một bộ phận trong cộng đồng. Đã đến lúc người trồng trọt nên quay về với những bài thuốc dân gian, nhưng rất hiệu quả trong việc đẩy lùi sâu bệnh trên cây trồng.
  • Thanh long rớt giá, sâu bệnh: Nông dân không “mặn” VietGAP?
    8 năm trước Kinh tế
    BT- Giá cả bấp bênh, sâu bệnh hoành hành, giữa thanh long VietGAP và không VietGAP “đồng sàng”… là những lý do chính, khiến không ít hộ nông dân trong tỉnh không còn mặn mà với chương trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩnVietGAP…
  • Thời tiết thất thường:  Cần tích cực phòng trừ sâu bệnh trên lúa
    8 năm trước Kinh tế
    BTO- Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, hiện nay do ảnh hưởng bão số 1 và số 2, thời tiết thất thường, có mưa nhiều kết hợp với nắng nóng gay gắt. Đây là điều kiện thuận lợi cho bệnh đạo ôn lá, cháy bìa lá tiếp tục phát sinh và lây lan gây hại trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín.  Hiện tại, rầy nâu tuổi 1-2 đang gây hại với diện tích 56 ha tại các huyện Tánh Linh với mật số 750-1.500 con/m2.  Bệnh đạo ôn lá gây hại với diện tích nhiễm bệnh là 1.356 ha, giảm 225 ha so với tuần trước và tăng 420 ha so với cùng kỳ năm 2015, phân bố trên toàn vùng trồng lúa của tỉnh. Bệnh cháy bìa lá gây hại nhẹ trên lúa hè thu giai đoạn đẻ nhánh – trổ chín với diện tích nhiễm 926 ha, giảm 654 ha so với tuần trước và giảm 903 ha so cùng kỳ năm 2015, phân bố ở các huyện trồng lúa của tỉnh.
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO