Theo dõi trên

“Cánh rừng” điện gió thu hút lữ khách

05/11/2023, 08:24

Trên đồi cát thoai thoải, hàng chục cánh quạt to như “cối xay gió”. Ánh nắng xế chiều càng làm những cánh quạt thêm trắng sáng trên nền trời xanh. Chị Liên tranh thủ ánh sáng đẹp ngồi trên bậc thang hướng mặt về đại dương bao la “tự sướng” những bức hình đẹp úp lên mạng để khoe với bạn bè ở xa cùng chiêm ngưỡng “cánh rừng” điện gió Đại Phong lúc hoàng hôn.

dsc_2713.jpg
“Cánh rừng” điện gió Đại Phong
362686693_684316597065882_8367765744916385740_n.jpg

Bao năm sống ở vùng đất Sài Gòn ít có dịp đi xa, ngay cả trụ điện gió, chị Nguyễn Liên cũng chỉ biết qua hình ảnh, truyền hình, trên mạng xã hội. Hôm lễ 2/9 vừa rồi chị được người thân đưa về Thiện Nghiệp để thăm và viếng chùa Thiện Quang. Sau đó, đến tận nơi tham quan “cánh rừng” điện gió Đại Phong cách Thiện Quang tự không xa.

Anh Nguyễn Hữu Lân, người thổ địa xã Thiện Nghiệp hướng dẫn đoàn tham quan chia sẻ: “Điện gió Đại Phong trên vùng đất Thiện Nghiệp (Phan Thiết) chưa phải là lớn, mà phải ra khu đồi ở Bình Thạnh (Tuy Phong), đang được xem là cái nôi điện gió Việt Nam. Hàng trăm tua bin điện gió nằm kề bên quốc lộ 1, nên bất kỳ ai đi ngang qua cung đường Bình Thạnh cũng có thể dừng chân check-in cùng bao cánh quạt khổng lồ…”.

dsc_4516.jpg
Điện gió nhìn từ khu đồi Bình Thạnh, Tuy Phong
358421612_677823804379386_3123819318135721512_n.jpg
Nhìn từ đồi cát Hoà Thắng

Đến Bình Thạnh du khách cũng có thể di chuyển trên tuyến đường ven biển. Hướng tây con đường là rừng quạt điện gió, mỗi chân trụ một người ôm không xuể, còn cánh quạt hướng về chiều gió quay đều đều không biết mỏi. Đẹp nhất là khi mặt trời xuống gần chân núi, len lỏi trong đám mây chiều làm ánh sáng dịu lại, những tia nắng xuyên qua đám mây trắng càng tôn thêm vẻ đẹp, thơ mộng của cánh rừng quạt gió Bình Thạnh.

phu-quy-homnay.jpg
Điện gió Phú Quý

Không chỉ có trên đất liền mà ngoài đảo Phú Quý cũng sớm được đầu tư dự án điện gió. Nếu di chuyển bằng máy bay trực thăng, từ trên cao nhìn xuống đảo nhỏ, ta cảm nhận một vẻ đẹp mê hồn, những trụ điện gió sáng trắng nổi bật trên nền xanh của đảo. Những trụ điện gió trên đảo nằm cạnh khu dân cư nên đến gần ngắm nhìn quạt gió rất dễ dàng. Ở khu vực Long Hải, những trụ điện gió cao vút trên bầu trời xanh, rừng dương lắc lư dưới chân trụ điện. Khoảng cách giữa các trụ điện gió là con đường nhỏ lát đá uốn lượn ven biển, ngoài xa thi thoảng con sóng đập vào gành đá tung bọt trắng xóa… Ta cảm nhận bức tranh thiên nhiên nơi đây thật thơ mộng, trữ tình.

dien-gio.jpg
ctn-33-.jpg

Bình Thuận với điều kiện tự nhiên thừa nắng và gió đang là lợi thế để phát triển năng lượng sạch. Những “cánh rừng điện gió” Tuy Phong, Phan Thiết, Hàm Thuận Nam hay Phú Quý không chỉ có ý nghĩa, lợi ích về kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường mà còn được xem là sản phẩm phục vụ du lịch, thu hút lữ khách đến chiêm ngưỡng, tìm hiểu, check-in hấp dẫn của tuổi trẻ.

Giờ đây ở Bình Thuận không chỉ có những “cánh rừng” dày đặc “cối xay gió” trên đất liền mà còn mở ra nhiều dự án điện gió ngoài biển khơi. Hiện Bình Thuận có 22 dự án điện gió được quy hoạch đến năm 2030. Ngoài các dự án đã đi vào hoạt động và đang xây dựng thì còn có 11 dự án điện gió đang trình cấp thẩm quyền xem xét. Trong đó, có 8 dự án điện gió trên mặt biển. Những “cánh rừng điện gió” trên đất liền hay ngoài biển khơi là những thắng cảnh đẹp của thiên nhiên và bàn tay con người tạo nên rất hấp dẫn với lữ khách.

ĐÌNH HOÀ


(1) Bình luận
Bài liên quan
Để trở thành trung tâm năng lượng quốc gia
Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km, diện tích tự nhiên gần 8.000 km2, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiều nắng, nhiều gió, nhiệt độ trung bình 27°C, số giờ nắng trung bình khoảng 2.728 giờ/năm, cao hơn số giờ nắng trung bình của khu vực từ Đà Nẵng trở vào (từ 2.000 - 2.500 giờ); tốc độ gió trung bình là 6,8 m/s.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
“Cánh rừng” điện gió thu hút lữ khách