Theo dõi trên

Chất vấn tại kỳ họp thứ 4 – HĐND tỉnh: Doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài, người lao động bị thiệt

13/07/2017, 11:26

BTO- Mở đầu phiên chất vấn sáng nay (13/7), Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn Ngọc Thành trả lời về vấn đề nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ngoài Nhà nước hoạt động kém hiệu quả và không thực hiện đúng hợp đồng lao động như: Không đóng BHXH, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp… cho người lao động. Thậm chí có trường hợp một số doanh nghiệp khi dừng hoạt động, khi công nhân nghỉ việc không được nhận các chế độ theo quy định. Ông Thành cho biết: Qua kiểm tra, thanh tra hiện toàn tỉnh có trên 2.600 doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp chấp hành tốt chính sách lao động, tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp sai phạm.  Một số doanh nghiệp nợ BHXH kéo dài, ảnh hưởng tới quyền lợi người lao động. Qua thanh tra có xử phạt vi phạm hành chính 34 doanh nghiệp.

                
      
      Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh Xã hội Nguyễn    Ngọc Thành trả lời chất vấn

Phó Giám đốc BHXH tỉnh cũng thông tin thêm: Tình hình nợ BHYT, BHXH, BH thất nghiệp của các DN trên địa bàn tỉnh đang chiếm khá cao. Theo kế hoạch thu 1.810 tỷ đồng, hiện mới thu được 821,5 tỷ đồng, tỷ lệ rất thấp. Nhiều doanh nghiệp, cơ quan nợ kéo dài, đến 30/6, tổng số nợ là 125 tỷ đồng, trong đó nợ kéo dài chiếm 60, 65%, nợ khó thu (phá sản), 6,69%.  Hiện có 833 đơn vị đang nợ, 1/2 DN ngoài nhà nước nợ bảo hiểm, bảo hiểm thất nghiệp từ 3 tháng trở lên. Hiện Bảo hiểm xã hội tỉnh đang phối hợp với tổ công tác liên ngành thường xuyên làm việc trực tiếp với các đơn vị nợ kéo dài, tăng cường tuyên truyền chế độ, chính sách. Mặc dù có nhiều biện pháp nhưng tỷ lệ nợ còn khá cao.

Việc Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng nợ bảo hiểm người lao động từ tháng 3/2013 đến nay. Nợ quá lâu nhưng không có giải pháp nào xử lý, quyền lợi người lao động bị thiệt thòi.

ĐB Nguyễn Toàn Thiện đặt câu hỏi: Theo luật phá sản thì phải trả nợ, ngưng hoạt động phải báo cáo thanh toán tất cả các khoản nợ? Đây là công ty cổ phần có vốn nhà nước, chiếm 51% vốn nhà nước, nợ bảo hiểm người lao động một thời gian dài mới phát hiện và kiện ra tòa, tòa mời cũng không biết doanh nghiệp ở đâu? Đề nghị làm rõ những vấn đề này?

Ông Thành cho biết: Công ty này không còn 51% vốn nhà nước, do công ty thua lổ kéo dài, không có khả năng trả nợ. Việc có bán đất chuyển đổi công năng hay không thì không thuộc thẩm quyền của ngành.

Đặt vấn đề về trường hợp doanh nghiệp nợ nhiều thứ, ai có quyền đề nghị phá sản doanh nghiệp? Ông Thành cho biết: Tổ chức công đoàn, người lao động trong doanh nghiệp và những người có quyền đề nghị tòa tuyên bố phá sản.

Tránh khu dân cư Phú Trinh, dời qua khu dân cư Thanh Hải có phù hợp?

Về vấn đề dự kiến bố trí nhà máy nước đá Ngọc Mai vào khu vực dự án khu dân cư A – E Thanh Hải với diện tích 2.000 m2 khiến người dân bức xúc. Nếu di dời vào đây sẽ không còn quỹ đất thực hiện các công trình phúc lợi và đất tái định cư cho dân?

Giám đốc Sở Công Thương – Đỗ Minh Kính trả lời chất vấn: Tỉnh chưa bố trí mới thực hiện chủ trương di dời. Việc bố trí vào đây không ảnh hưởng đến diện tích đất của dân. Người dân lo ngại về vấn đề môi trường là đúng. Do đó Công ty Ngọc Mai phải đảm bảo các điều kiện về môi trường. Hiện nay, vị trí để bố trí công ty Ngọc Mai là khoảng đất trống, cách xa khu dân cư hiện tại.

ĐB Thiện: Nhà máy thuộc quy hoạch khu dân cư Phú Trinh, lại quy hoạch đưa về khu dân cư Thanh Hải? Được biết Sở Tài nguyên Môi trường không đồng ý, phải kiên quyết đặt đây với điều kiện đảm bảo môi trường. Tất cả đều không đồng ý việc bố trí.

                
      ĐB Nguyễn Toàn Thiện đặt câu hỏi

ĐB Phạm Thị Minh Hiếu: Chủ trương di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh ra khỏi khu dân cư là hợp lý. Vậy nhà máy nước đá Ngọc Mai được di đời ra khỏi khu dân cư Phú Trinh đưa về khu dân cư A – E phường Thanh Hải liệu có phù hợp chưa? Theo Sở Công Thương, hiện tại khu dân cư còn trống nên bố trí nhà máy nước đá, nhưng 5 năm, 10 năm, 20 năm nữa người dân đang sống dọc các bờ kè bị xâm thực biển sẽ bố trí tái định cư ở đâu?

Đất thương mại dịch vụ (2.000 m2) có phù hợp để bố trí ngành nghề sản xuất nước đá phục vụ cho công tác hậu cần nghề cá liệu có phù hợp chưa? Nên đề xuất phương án đưa vào cụm công nghiệp Phan Thiết đã quy hoạch được không? Hoặc đưa vào cảng Phú Hài để đảm bảo môi trường.

ĐB Lê Minh Tuấn (Phan Thiết) chất vấn thêm: Ngoài ô nhiễm mùi hôi, còn vấn đề ô nhiễm về không gian, tiếng động ra sao? Chưa thấy đề cập? ĐB Lương Minh Sơn (Phan Thiết): Xác định vị trí đặt nhà máy sắp tới phải ở khu dân cư không? Nếu là khu dân cư thì sao phải di dời từ khu dân cư Phú Trinh về Thanh Hải?

 Qua nghe nhiều ý kiến chất vấn bày tỏ kiên quyết không đồng ý, Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định vấn đề này không phù hợp.  Đây mới là chủ trương nhưng không thấy phù hợp, đề nghị dừng đưa vào, tìm vị trí khác. Đang tính toán đưa vào khu dịch vụ tại khu neo đậu tàu thuyền Phú Hải, trong này còn diện tích để quy hoạch. Nếu đặt ở đây cũng đảm bảo tuyệt đối về điều kiện môi trường, và không thiệt thòi về lợi ích của doanh nghiệp.

Khánh Ngọc. Ảnh: ĐÌnh Hòa



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chất vấn tại kỳ họp thứ 4 – HĐND tỉnh: Doanh nghiệp nợ bảo hiểm kéo dài, người lao động bị thiệt