Theo dõi trên

Chủ động kịp thời ứng phó phòng, chống thiên tai

13/06/2020, 10:41

BTO- Chiều 12/6, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các huyện thị, thành phố về công tác PCTT&TKCN năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020. Chủ tịch UBND tỉnh – Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Nguyễn Ngọc Hai chủ trì hội nghị.

                
      Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.

Năm 2019, Bình Thuận chịu ảnh hưởng của thời tiết cực đoan gây thiệt hại về nhà cửa, tài sản, các công trình và nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương. Theo thống kê, năm 2019 thiên tai đã khiến 1 người bị chết, mất tích, gần 40 căn nhà bị tốc mái, hư hỏng, gần 3.200 ha diện tích nông nghiệp bị hư hại… Ước tính tổng thiệt hại do thiên tai gây ra là gần 64 tỷ đồng.

Riêng 5 tháng đầu năm 2020, Bình Thuận chịu ảnh hưởng nặng nề của tình hình hạn hạn kéo dài, khiến gần 27.300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt, gần 14.000 ha cây trồng phải cắt giảm sản xuất. Trong năm 2019 và 5 tháng đầu năm 2020, toàn tỉnh đã xảy ra 128 vụ tai nạn, sự cố, làm chết và mất tích hơn 100 người, nhiều tàu cá bị chìm, hư hỏng.

                
      Các đại biểu ở điểm cầu của tỉnh.

Nhận định tình hình thiên tai trong những tháng còn lại của năm 2020 còn diễn biến phức tạp, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Hai nhấn mạnh: Các ngành, địa phương cần chủ động triển khai công tác ứng phó phòng, chống thiên tai. Theo đó, các cơ quan, đơn vị, địa phương phải rà soát kỹ lưỡng, lập các phương án di dời dân ở các khu vực xung yếu khi mưa bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ và tổ chức khắc phục thiệt hại sau thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ.

Tổ chức nạo vét, khơi thông cửa sông, cửa biển, tạo điều kiện cho tàu thuyền tránh trú bão an toàn. Đồng thời, chú trọng công tác tuyên truyền để người dân nâng cao nhận thức và chủ động trong công tác phòng, chống thiên tai. Ngành thủy lợi, thủy điện phải tăng cường kiểm soát và vận hành công trình thủy lợi, thủy điện theo đúng quy định, đảm bảo an toàn hồ đập mùa mưa bão; khi xả lũ phải thông báo rộng rãi để người dân vùng hạ du biết và phòng tránh, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

N.Hân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Mở rộng thị trường cho các sản phẩm đặc trưng của địa phương
BTO - Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOPđã từng bước chuyển đổi từ sản xuất nhỏ lẻ sang hướng liên kết chuỗi giá trị, xây dựng được những sản phẩm chất lượng, nhiều sản phẩm OCOP xuất đi thị trường thế giới. Chương trình OCOP còn đang làm thay đổi rất lớn tư duy về sản xuất, về kinh doanh, giúp các chủ thể OCOP nhận thức rõ hơn về vấn đề thị trường, về mẫu mã bao bì, về quản trị kinh doanh, về sở hữu trí tuệ, về xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chủ động kịp thời ứng phó phòng, chống thiên tai