Theo dõi trên

Chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số

14/06/2024, 05:04

Những năm gần đây, chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin là xu hướng chung của toàn xã hội. Tại những vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Thuận, việc chuyển đổi số đang được đẩy mạnh thông qua các lớp tập huấn, hướng dẫn cùng với việc phát triển mạnh mẽ cơ sở hạ tầng để đồng bào không đứng ngoài xu thế này.

1-dsc_3807(1).jpg
Người dân sử dụng nền tảng số khoa học công nghệ để quảng bá các sản phẩm của địa phương.

Hạ tầng số của tỉnh luôn được quan tâm và đầu tư từ những năm qua. Đến nay, hệ thống truyền dẫn cáp quang, mạng internet băng rộng, di động và cố định đã phủ đến 100% xã, phường, thị trấn; hoàn thành triển khai mở rộng phạm vi kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng đến cấp xã và hỗ trợ đồng thời giao thức IPv4/IPv6. Cơ sở dữ liệu chuyên ngành từng bước được xây dựng, phát triển và đưa vào khai thác sử dụng...

chuyen-doi-so-5-.jpg
Anh Lư Quốc Thiện, điểm tham quan du lịch Bộ sưu tập di sản trang phục Hoàng tộc Chăm thuộc xã Phan Thanh – huyện Bắc Bình cho biết nhờ chuyển đổi số đã giúp du khách biết thông tin và đến tham quan nhiều hơn.
chuyen-doi-so-6-.jpg
Bộ sưu tập di sản trang phục Hoàng tộc Chăm thuộc xã Phan Thanh – huyện Bắc Bình được số hóa để giới thiệu cho du khách.
chuyen-doi-so-7-.jpg
chuyen-doi-so-9-.jpg
Thư viện lưu động kết hợp số hóa phục vụ cho trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số 
chuyen-doi-so-11-1-.jpg
Người dân tra cứu thủ tục hành chính, môi trường số cung cấp nhiều tiện ích cho người dân.
chuyen-doi-so-17-(1).jpg
Hiện nay, việc sử dụng điện thoại thông minh rất được phổ biến trong đồng bào dân tộc thiểu số giúp nâng cao nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
chuyen-doi-so-15-.jpg
Chú trọng đào tạo tin học cho các em học sinh vùng cao.

Lợi ích từ chuyển đổi số bước đầu đã được người dân nhìn nhận và đánh giá cao về tính hiệu quả, tiện lợi, đặc biệt là người dân các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình sản xuất sử dụng thiết bị hiện đại, tiếp cận và phát huy thương mại điện tử, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là tại các làng nghề của người Chăm như dệt thổ cẩm, làm gốm... người dân đã biết sử dụng công nghệ, nền tảng số để giới thiệu quảng bá sản phẩm của mình.

ĐÌNH HOÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Bắc Bình: Tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính
Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, thời gian qua huyện Bắc Bình đã tập trung đẩy mạnh CCHC nhằm tạo ra bước chuyển tích cực trong thực hiện nhiệm vụ.
Nổi bật
Gỡ vướng mắc để quản lý chặt tàu “3 không”
Mặc dù là một trong những tỉnh, thành tiên phong thực hiện rà soát, thống kê, đăng ký tạm tàu cá “3 không” (không đăng ký, đăng kiểm và không giấy phép khai thác thủy sản), tuy nhiên số lượng tàu cá này cứ phát sinh do các địa phương quản lý chưa chặt chẽ. Ngoài ra, toàn tỉnh còn gần 200 tàu “3 không” chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm tời, do gặp nhiều vướng mắc.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số vùng đồng bào dân tộc thiểu số