Theo dõi trên

Công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững

26/12/2023, 16:30

Sáng 26/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) tổ chức hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/9/2021 của Tỉnh ủy về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao (NQ 05) và Nghị quyết số 09 -NQ/TU của Tỉnh ủy về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (NQ 09).

Đồng chí Dương Văn An- Ủy viên BCH Trung ương Đảng – Bí thư Tỉnh ủy và đồng chí Đoàn Anh Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy – Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị. Tham dự có các đồng chí Tỉnh ủy viên, đại diện một số cơ quan Trung ương, lãnh đạo một số sở, ban ngành, địa phương trong tỉnh.

9cb45d08-5438-481f-8686-494afc5db2b8.jpeg
Chủ trì hội nghị (ảnh N. Lân).

Theo đánh giá của Tỉnh ủy Bình Thuận, sau hơn 2 năm thực hiện NQ 05, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng ngành nông nghiệp bình quân đạt 2,94%/năm; giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản ước tăng bình quân 3,23%/năm. Thu hút số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng dần qua các năm…

z4917146444602_84c49b8dd6aed77057977b9d47daad54.jpg
Chăm sóc lúa (ảnh K.H)

Về kết quả thực hiện NQ 09, tốc độ tăng trưởng GRDP của ngành công nghiệp giai đoạn 2022 – 2023 tăng bình quân 5,75%/năm. Tỷ trọng GRDP của ngành chiếm 28,84% tổng sản phẩm nội tỉnh. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp năm 2023 ước đạt 490,95 triệu USD. Thu hút dự án ngoài ngân sách nhà nước đầu tư kết cấu hạ tầng ngày càng nhiều, nhất là thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông quan trọng có tính kết nối, tạo động lực để phát triển công nghiệp...Phát biểu tham luận tại hội nghị, ông Mai Kiều – Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh cho biết, để phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao theo NQ 05 đặt ra, cần đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, lấy sản lượng làm trọng tâm sang chất lượng, sạch, an toàn, có giá trị kinh tế cao; khẩn trương hoàn thiện trình phê duyệt các đề án sản phẩm chủ lực, quan trọng…Riêng lãnh đạo Sở Công thương đề xuất, cần tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch sử dụng đất, tạo thêm quỹ đất để thu hút các dự án phát triển công nghiệp, nhất là chế biến, chế tạo và công nghiệp phụ trợ. Tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu vào chuỗi giá trị sản xuất – chế biến và tiêu thụ sản phẩm công nghiệp…

96c78bb9-f9b6-4273-acd6-3673f7925800.jpeg
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo tại hội nghị (ảnh N. Lân).

Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn An nhấn mạnh: Cùng với du lịch, công nghiệp và nông nghiệp là 3 trụ cột kinh tế của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển bền vững, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống thu nhập cho Nhân dân. Sau 2 năm thực hiện các nghị quyết về nông nghiệp và công nghiệp đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi như tốc độ tăng trưởng gia tăng ngành nông nghiệp; tỷ trọng nông, lâm, thủy sản trong giá trị tăng thêm năm 2021 chiếm 28,95%, ước năm 2023 chiếm 26,2% (chỉ tiêu đến năm 2025 chiếm 22 -23%). Đồng thời, có sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu nông, lâm thủy sản và mở rộng thị trường tiêu thụ. Riêng thanh long đã từng bước gia tăng tỷ lệ xuất khẩu chính ngạch, từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung, theo hướng chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp. Tỉnh có nhiều sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, hải sản; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư như hệ thống hồ chứa, thủy lợi, neo đậu tàu thuyền, là tiền đề để đưa nền nông nghiệp đạt được tiêu chí như tên nghị quyết đề ra là hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. 

dien-gio-tuy-phong-anh-n.-lan-.jpg
Điện gió Tuy Phong (ảnh N. Lân).

Về công nghiệp có sự phát triển, nhất là ấn tượng về sản xuất công nghiệp năng lượng. Triển vọng tương lai công nghiệp năng lượng Bình Thuận sẽ nổi trội so các địa phương khác…Bình Thuận cố gắng phát triển các khu công nghiệp theo quy hoạch, có nhiều dự án đầu tư…

Bí thư Tỉnh ủy cũng nêu rõ, nông nghiệp tỉnh đi lên từ khó khăn và có sự đầu tư để phát triển tạo thêm giá trị gia tăng. Tuy nhiên giá trị gia tăng của ngành chưa cao, đặc biệt là lĩnh vực lâm nghiệp. Mặt khác, sự kết hợp giữa công nghiệp, nông nghiệp, chế biến, giữa nhà nông với doanh nghiệp vẫn còn yếu, chưa tạo ra sản phẩm chế biến chủ lực. Việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật, cơ giới hóa vào sản xuất, chăn nuôi còn thấp. Đặc biệt là có nguy cơ ô nhiễm môi trường trong một số dự án sản xuất nông nghiệp, nhất là lĩnh vực chăn nuôi. Đó là ô nhiễm nguồn nước, mùi hôi, kể cả ô nhiễm đất đai, đây là vấn đề khó trong xử lý. Mặt khác, tiến độ đầu tư một số công trình, dự án phục vụ sản xuất nông nghiệp còn chậm, nhất là công trình thủy lợi… Về công nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn hạn chế và nhiều việc phải làm.

d295def0-46e1-4961-abeb-eafc16e230be.jpeg
Toàn cảnh hội nghị (ảnh N. Lân).

Về nhiệm vụ thời gian tới, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong NQ 05 và NQ 09. Trong đó, về nông nghiệp, một số vùng cần phải thoát khỏi việc độc canh, đa dạng hóa các loại cây trồng, tập trung loại cây trồng có giá trị gia tăng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường, nhất là phát triển cây dược liệu. Vận dụng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại hóa sinh thái hữu cơ, sản xuất sạch an toàn để đưa ngành nông nghiệp bền vững, an toàn vì sức khỏe của người tiêu dùng. Cần giải quyết tốt vấn đề đất đai. Trong các dự án về nông nghiệp phải có quy hoạch, khuyến khích tích tụ đất đai để phục vụ vùng sản xuất lớn.

z4745379301763_e32021fef62ced09bf994fcdbd9e1ad3(1).jpg
Quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của tỉnh.

Đối với công nghiệp, Bí thư Tỉnh ủy đề nghị cần thúc đẩy xây dựng hoàn thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã có trong quy hoạch còn phù hợp, đặc biệt là các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư, các dự án đã khởi công. Cùng với đó, yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương phối hợp với các cơ quan ban, ngành, địa phương liên quan nhanh chóng triển khai xây dựng, để các dự án sớm đi vào hoạt động. Ngoài ra, cần tăng cường thu hút các nhà đầu tư thứ cấp, nhất là các nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm; cùng nhà đầu tư giải quyết, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, nhất là vấn đề về đất đai. Có giải pháp xử lý môi trường đối với các trang trại chăn nuôi, doanh nghiệp nào không đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường cần có biện pháp xử lý phù hợp. Biện pháp cao nhất là phải chấm dứt hoạt động của nhà máy hoặc trang trại chăn nuôi đó. Không để vì một nhà máy, một trang trại chăn nuôi làm ảnh hưởng đến môi trường sống trong lành của người dân và từ đó ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của tỉnh.

KIỀU HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Thảo luận chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 05, 06
BT - Sáng 21/2, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức thảo luận các dự thảo Chương trình hành động của Tỉnh ủy (khóa XIII) về triển khai thực hiện Nghị quyết số 05 và 06 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Tham dự có hơn 300 cán bộ chủ chốt cấp tỉnh được chia làm 6 tổ thảo luận.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghiệp và nông nghiệp thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững