Theo dõi trên

Công ty ĐHĐ kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà trước mùa mưa năm 2022

19/06/2022, 06:28

Trong các ngày từ 9 đến 10/6, Công ty cổ phần Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi (ĐHĐ) đã phối hợp với Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) tỉnh Bình Thuận và các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh tiến hành kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà.

Tham gia đoàn công tác có ông Nguyễn Hùng Tân - Chánh văn phòng BCH PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, đại diện BCH PCTT&TKCN các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh, Đức Linh và UBND xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.

Ông Nguyễn Hùng Tân (ngoài cùng bên phải) cùng các thành viên đoàn công tác kiểm tra dòng chảy sông La Ngà phía sau đập tràn Hàm Thuận

Đoàn công tác đã kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà từ vị trí sau đập tràn Hàm Thuận đến trạm bơm Nam Chính, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận với chiều dài khoảng 87km.

Kết quả kiểm tra cho thấy dòng chảy sông La Ngà phía sau đập tràn Hàm Thuận thuộc địa phận huyện Hàm Thuận Bắc đang bị ảnh hưởng đáng kể. Tại hiện trường, người dân sinh sống khu vực gần cầu 624, nhà thờ Đa Kim và cầu sắt thuộc tổ 5, xã Đa Mi đã trồng cây lâu năm giữa lòng sông gây cản trở dòng chảy. Một số hộ gia đình xây dựng công trình kiên cố ở vị trí thấp, gần dòng sông có nguy cơ mất an toàn khi nhà máy thủy điện Hàm Thuận thực hiện xả điều tiết lũ theo quy trình.

Người dân trồng cây lâu năm dưới lòng sông La Ngà tại khu vực gần cầu 624 huyện Hàm Thuận Bắc

Hai bên bờ sông La Ngà, đoạn sông uốn khúc tại Bản 3, xã La Ngâu, huyện Tánh Linh và khu vực các trạm bơm Võ Su, Pê Mu thuộc huyện Đức Linh xảy ra sạt lở, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp của người dân.

Một khúc sông La Ngà gần trạm bơm Võ Xu, huyện Đức Linh đang bị sạt lở

Qua kiểm tra thực địa, Công ty ĐHĐ đã kiến nghị đến BCH PCTT&TKCN tỉnh Bình Thuận, các huyện Hàm Thuận Bắc, Tánh Linh và Đức Linh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cảnh báo đến người dân địa phương không canh tác nông nghiệp dưới lòng sông hoặc xây dựng công trình kiên cố cạnh bờ sông để tránh nguy cơ mất an toàn. Công ty cũng đề nghị BCH PCTT&TKCN địa phương kịp thời thông báo cho người dân thu hoạch nông sản nằm trong vùng bị ngập lụt và di dời, sơ tán người dân ra khỏi vùng ảnh hưởng khi công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi xả điều tiết lũ qua đập tràn.

Công trình thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi được xây dựng năm 1997 và đưa vào vận hành năm 2001. Là công trình trọng điểm quốc gia, trong hơn 20 năm qua, ngoài nhiệm vụ sản xuất điện năng cung cấp cho lưới điện Quốc gia, cụm thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi còn là nguồn cung cấp nước dồi dào, ổn định phục vụ dân sinh và thâm canh nông nghiệp cho các huyện Tánh Linh, Đức Linh tỉnh Bình Thuận.

Nhiều năm qua, Công ty ĐHĐ đã phối hợp tốt với BCH PCTT&TKCN địa phương trong công tác vận hành hồ thủy điện Hàm Thuận, đảm bảo an toàn cho hạ du.

NGUYỄN NGỌC TUẤN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phủ xanh đô thị tại Bình Thuận: Đã có doanh nghiệp tiên phong đồng hành
Việc trồng cây, trồng rừng đóng vai trò quan trọng trong điều tiết khí hậu, bảo vệ nguồn nước, hệ sinh thái… cũng như gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững của Bình Thuận. Để làm được việc này, tỉnh đã huy động nguồn lực xã hội tham gia hỗ trợ kế hoạch trồng cây xanh.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công ty ĐHĐ kiểm tra hiện trạng dòng chảy sông La Ngà trước mùa mưa năm 2022