Theo đó khẩn trương kiểm tra, rà soát lại các quy trình, biện pháp an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, chống sét... đối với công trình xây dựng. Bao gồm: Khu nhà làm việc, xưởng sửa chữa cơ khí và chế biến khoáng sản, các trạm biến áp, hồ chứa nước, bãi thải, moong khai thác theo hồ sơ thiết kế được phê duyệt. Trên cơ sở đó xử lý, thực hiện các giải pháp để đưa công trình, máy móc thiết bị có nguy cơ mất an toàn về trạng thái an toàn phù hợp theo quy định, đảm bảo không gây cháy nổ, sạt lở tại khu vực hoạt động khoáng sản.
Đối với công trình dạng kết cấu nhà thép tiền chế cần tổ chức kiểm tra, gia cố kịp thời, đảm bảo sự làm việc bình thường của các liên kết, mối nối, liên kết mái, liên kết tại khung đầu hồi cũng như ổn định cục bộ và toàn bộ công trình. Còn các công trình nhà tạm, nhà bán kiên cố thì cần có biện pháp gia cố (giằng, chống, neo buộc…), hoặc cần thiết tháo gỡ và kịp thời tổ chức di dời nhằm đảm bảo an toàn cho con người, công trình…
Riêng các loại máy móc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định trước khi đưa vào sử dụng, đồng thời xây dựng nội quy vận hành an toàn niêm yết tại vị trí máy, thiết bị. Với những vị trí nguy hiểm như: Xung quanh khu vực đang thi công ở trên cao, khu vực cần trục đang hoạt động, hầm, hào, hố, kho bãi chứa vật liệu có yếu tố độc hại, vật liệu dễ cháy nổ, các lỗ trống trên sàn… phải lắp đặt biển báo chỉ dẫn, lan can rào chắn và ban đêm có điện chiếu sáng. Khi thi công những công trình cao tầng phải có lưới bảo vệ xung quanh công trình để đảm bảo an toàn, đặc biệt là trong mùa mưa bão sắp tới.
Cùng với đó cử người theo dõi diễn biến 24/24 giờ tại các khu vực hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trong thời gian mưa bão diễn ra và kịp thời báo cáo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương để phối hợp xử lý khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn lao động gây cháy nổ, sạt lở tại khu vực dự án…