Năm nay có 14 sản phẩm OCOP của 10 chủ thể của các huyện Hàm Thuận Bắc, Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh. Cụ thể, Hàm Thuận Bắc có 3 sản phẩm của 2 chủ thể là rượu đế thanh long và kem thanh long của Hợp tác xã thanh long Hòa Lệ; nước ép thanh long Bảo Long của hộ kinh doanh ở thị trấn Phú Long. Huyện Đức Linh có 3 sản phẩm của 2 chủ thể gồm kẹo hạt điều của Công ty TNHH MTV Năm Trang; trứng gà tươi và trứng gà nướng Tafa của Công ty TNHH Chăn nuôi TaFa Việt. Huyện Tánh Linh có 2 sản phẩm: Gạo Đức Lan OM18 của hộ kinh doanh ở xã Đức Bình, thịt thỏ sấy gác bếp của hộ kinh doanh ở xã Huy Khiêm. Thành phố Phan Thiết là địa phương có số sản phẩm nhiều nhất với 6 sản phẩm của 5 chủ thể là rong nho, rong nho muối của Công ty TNHH Hải Nam Okinawa; mực một nắng của Công ty Hải sản Phan Thiết, mắm lú lâu năm của cơ sở Quang Long, nước mắm Toàn Hương và nước mắm Bà Hai.
Hội đồng đánh giá, phân hạng Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh
3 huyện và thành phố Phan Thiết đề nghị Hội đồng cấp tỉnh đánh giá, phân hạng công nhận 14 sản phẩm OCOP cấp tỉnh từ 3 – 5 sao gồm 6 sản phẩm 3 sao, 4 sản phẩm 4 sao và 4 sản phẩm 5 sao. Trước đó, tổ giúp việc của Hội đồng đánh giá phân hạng Chương trình OCOP đã tổ chức họp trực tuyến kiểm tra hồ sơ các sản phẩm trước khi tổ chức đánh giá, phân hạng.
Tại hội nghị, các thành viên hội đồng cấp tỉnh đã thảo luận, xem xét, góp ý hồ sơ cho các sản phẩm với những nội dung như: tên thương hiệu, mẫu mã bao bì, các thông tin trên bao bì sản phẩm… Các chủ thể có sản phẩm tham gia đánh giá đã làm rõ, bổ sung các tiêu chí chưa đạt theo yêu cầu. Sau đó, hội đồng thảo luận, chấm điểm sản phẩm theo các tiêu chí quy định để xếp hạng các sản phẩm đạt OCOP cấp tỉnh.
So với năm 2020, số lượng sản phẩm năm nay tham gia ít hơn, nguyên nhân do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên việc hoàn thiện sản phẩm và hồ sơ minh chứng của các chủ thể gặp nhiều khó khăn. Cộng thêm, nguồn kinh phí chương trình phân bổ vào cuối năm.
Sản phẩm OCOP của các địa phương.