Theo dõi trên

Dấu ấn “Dân vận khéo” vùng đồng bào dân tộc thiểu số

09/08/2022, 06:00

Bình Thuận hiện có 34 dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm trên 8,3% dân số toàn tỉnh. Vùng đồng bào DTTS được tỉnh xác định là khu vực trọng yếu, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh. Chính bởi vậy, công tác dân vận ở vùng đồng bào DTTS trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Với quan điểm xuyên suốt: Đảng lãnh đạo, chính quyền tổ chức thực hiện, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tham gia làm nòng cốt; công tác dân vận vùng đồng bào DTTS đã bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Nửa đầu năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết về công tác dân tộc. Thông qua các cuộc họp, hội nghị và làm việc với địa phương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống. UBND tỉnh cũng đã kịp thời chỉ đạo các ngành, địa phương giải quyết các vấn đề, vụ việc liên quan đến đời sống, sản xuất của đồng bào các DTTS; tổ chức thăm, tặng quà cho đồng bào trong các dịp Tết Nguyên đán, Tết Đầu lúa của đồng bào vùng cao (Bắc Bình); Tết Ramưwan của đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh.

thu-hoach-bap-lai-o-xa-dong-tien-htb-anh-nl-3-.jpeg
Nhiều mô hình phát triển kinh tế nâng cao đời sống vùng đồng bào DTTS. Ảnh: N.Lân

Đối với Ban Dân vận Tỉnh ủy triển khai xây dựng mô hình “Dân vận khéo” giai đoạn 2021- 2025 tại địa phương, cơ sở. Cùng với đó, để hỗ trợ đồng bào phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và đời sống vùng đồng bào DTTS, Ban Dân tộc tỉnh phối hợp tham mưu kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 - 2030 (giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025). Đồng thời, hoàn thành việc ký hợp đồng đầu tư ứng trước sản xuất bắp lai, lúa nước năm 2022; tổ chức thu mua 180 tấn bắp lai/1,3 tỷ đồng, 5 tấn mủ cao su 50 triệu đồng…

Không dừng lại, thời gian qua, thông qua các hoạt động kết nghĩa giữa các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện với các xã thuần và thôn xen ghép đồng bào DTTS đã chuyển tải các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân. Từ đó, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào, tăng cường khối đoàn kết giữa các dân tộc trong vùng đồng bào DTTS ở các địa phương. Theo Ban Dân tộc tỉnh, đến nay có 17 cơ quan sở, ngành, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh kết nghĩa với 17 xã thuần đồng bào DTTS và 86 cơ quan, đơn vị cấp huyện kết nghĩa với 36 thôn, khu phố xen ghép đồng bào DTTS. Ngoài ra, cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức kết nghĩa với thôn Bình Hòa, xã Phan Hòa, huyện Bắc Bình. Trong nửa đầu năm nay, các sở, ban, ngành, Mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh và cơ quan, đơn vị cấp huyện tiếp tục duy trì 86 mô hình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật, 50 mô hình giữ gìn an ninh trật tự, đỡ đầu, hỗ trợ các gia đình khó khăn, học sinh, sinh viên, thăm hỏi, tặng gần 22.000 phần quà tại các xã, thôn vùng đồng bào/7,3 tỷ đồng…

Công tác dân vận đã góp phần làm thay đổi diện mạo đời sống, kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh. Đến nay, 100% xã đã có đường ô tô được nhựa hóa thông suốt đến trung tâm xã; 100% xã được phủ sóng truyền hình, phát thanh và có nhà văn hóa; 100% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; 98% hộ sử dụng điện lưới quốc gia; 88,3% hộ được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh. Các mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu quả được quan tâm đầu tư, nhân rộng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đoàn kết giữa các dân tộc trong tỉnh ngày càng tốt hơn, góp phần củng cố niềm tin của đồng bào DTTS đối với Đảng và Nhà nước.

K.ANH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đảng bộ xã Tam Thanh: “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới (NTM) ở xã Tam Thanh, huyện Phú Quý đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, bộ mặt nông thôn huyện đảo tiếp tục có nhiều khởi sắc.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dấu ấn “Dân vận khéo” vùng đồng bào dân tộc thiểu số