Chi trả kịp thời tiền trợ cấp cho người có công |
Điều đó cũng dễ hiểu thôi, bởi lẽ trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, Hàm Chính là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Nơi đây vừa là cửa ngõ, vừa là bàn đạp tiến công vào Phan Thiết – trung tâm đầu não của địch ở Bình Thuận. Do vậy, Hàm Chính luôn là địa bàn vô cùng ác liệt và là trọng điểm đánh phá, khủng bố dã man của kẻ thù.
Qua hai cuộc kháng chiến trên mãnh đất này kẻ thù đã trút xuống hàng trăm tấn bom, đạn hòng bóp chết mầm sống cách mạng…Song, với khí phách quật cường và tinh thần “Tất cả vì độc lập, tự do và thống nhất đất nước”, người dân Hàm Chính đã bám đất, bám làng ngày đêm chiến đấu, vùng lên diệt ác, phá kìm, phá ấp chiến lược; phối hợp với bộ đội địa phương, bộ đội chủ lực kiên trì đấu tranh, tạo thế “ba mũi giáp công” bao vây tiêu diệt địch…góp phần cùng cả nước tiến hành cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.
Quê hương được giải phóng, người dân Hàm Chính bắt tay vào công cuộc xây dựng cuộc sống mới từ hai bàn tay trắng. Song, nỗi đau của cuộc chiến vẫn không nguôi, biết bao gia đình, bao bà mẹ phải vượt qua nỗi đau mất chồng, mất con và bao mất mát hy sinh để đổi lấy ngày toàn thắng.
Bà Lê Thị Hồng Thắm, Phó Chủ tịch UBND xã Hàm Chính chia sẻ: “Trong hai cuộc kháng chiến ác liệt Hàm Chính đã có 816 liệt sĩ; 281 thương binh, bệnh binh; 91 mẹ có hai người con hoặc chồng liệt sĩ trở lên được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và có 1 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Họ đã cống hiến và hy sinh xương máu cho tổ quốc, cho mãnh đất Hàm chính. Với những cống hiến và hy sinh mất mát đó, Hàm Chính được Nhà nước phong tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.
43 năm qua với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hàm Chính luôn xem đây là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng đối với các gia đình thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng. Phong trao này được các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài xã hưởng ứng với nhiều hình thức chăm sóc, đóng góp đa dạng đầy nghĩa tình để tri ân với người có công.
Nhờ vậy, đến nay 100% mẹ Việt Nam anh hùng được các đơn vị nhận phụng dưỡng suốt đời và đỡ đầu về vật chất, tinh thần cho hàng trăm gia đình liệt sĩ khó khăn, neo đơn; xã đã tạo điều kiện cho các thương, bệnh binh, người bị tù đày có điều kiện phát triển sản xuất. Mặt khác, xã Hàm Chính đã tổ chức triển khai nhiều đợt xây, sửa chữa nhà tình nghĩa với trên 98 căn nhà cho các đối tượng chính sách gặp khó khăn về nhà ở với tổng kinh phí hơn 2 tỷ đồng; hàng trăm hài cốt liệt sĩ được đưa về cải táng, quy tập tại nghĩa trang liệt sĩ và những tồn đọng chính sách cho người có công với cách mạng từng bước được giải quyết.
Thương binh sản xuất giỏi Trần Văn Phúc tỉa cành thanh long |
Hiện hàng tháng xã Hàm Chính chi trả đầy đủ, kịp thời tiền trợ cấp cho 621 đối tượng chính sách (tù đày, người có công, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ, mẹ Việt Nam anh hùng) với số tiền hơn 964,534 triệu đồng. Các gia đình chính sách những năm qua đã phát triển mạnh kinh tế gia đình, nâng cao thu nhập. Từ nguồn vốn vay, vốn hỗ trợ phát triển sản xuất của trung ương, của tỉnh, huyện… họ đã triển khai thực hiện nhiều mô hình như: Xã hội hóa giống lúa; liên kết sản xuất giống và tiêu thụ nông sản; hỗ trợ nhau phân, thuốc để thực hiện chương trình trồng thanh long VietGap.
Đồng thời, tạo điều kiện cho các hộ chính sách chuyển giao, tiếp nhận, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, chăn nuôi; thực hiện các mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả, tăng thu nhập hộ gia đình đạt mức 32 triệu đồng/người (năm 2017), tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Trong đó, có nhiều thương binh, người có công trồng từ 1000 – 2000 trụ thanh long theo chương trình VietGap, kết hợp chăn nuôi bò, yến cho thu nhập khá cao, được bình chọn là nông dân sản xuất giỏi của xã, huyện như: Thương binh ¾ Trần Văn Phúc, thôn Ninh Thuận trồng 1.500 trụ thanh long, trồng dừa, chăn nuôi bò… thu nhập mỗi năm trên 300 triệu đồng…
Có thể nói, việc thực hiện công tác “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” đối với gia đình thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng còn nhiều việc phải làm. Song, những việc đã làm được ở xã Hàm Chính (Hàm Thuận Bắc) đã góp phần tri ân, tạo điều kiện cho các đối tượng chính sách phát huy truyền thống cách mạng, giáo dục thế hệ trẻ; chủ động phát triển kinh tế để ổn định cuộc sống và làm giàu trên quê hương Hàm Chính anh hùng.
Lê Thanh