Theo dõi trên

Doanh nghiệp công nghệ số - Chủ thể sáng tạo các nền tảng số quốc gia

01/05/2022, 08:52

Hiện cả nước có hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 9,5% so với năm 2020 (58.000 doanh nghiệp). Năm 2021 được coi là năm ghi dấu ấn của các doanh nghiệp công nghệ số trong việc chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế.

“Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” và “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” nêu rõ doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số Make in Việt Nam là trọng tâm phát triển trong thời gian tới, góp phần chuyển đổi số thành công. Trong đó, các doanh nghiệp công nghệ số sẽ trở thành các doanh nghiệp dẫn dắt quá trình chuyển đổi số, sáng tạo nên các sản phẩm nền tảng số Make in Việt Nam. 

3834_3a33_copy.png
Doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số đạt hơn 18.700 triệu USD, chiếm khoảng 13,8% doanh thu của ngành công nghệ thông tin.

Hiện cả nước có hơn 64.000 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 9,5% so với năm 2020 (58.000 doanh nghiệp). Năm 2021 được coi là năm ghi dấu ấn của các doanh nghiệp công nghệ số trong việc chung tay phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế. Riêng năm 2021 đã có 5.600 doanh nghiệp công nghệ số mới được thành lập và có gần 1.000 sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin thương hiệu Việt.

Doanh thu của các doanh nghiệp công nghệ số đạt hơn 18.700 triệu USD, chiếm khoảng 13,8% doanh thu của ngành công nghệ thông tin. Với mục tiêu đến năm 2030 sẽ có 100.000 doanh nghiệp công nghệ số, đồng thời có ít nhất 10 doanh nghiệp công nghệ số đạt mức doanh thu trên 1 tỷ USD, có năng lực cạnh tranh quốc tế, để thực hiện vai trò dẫn dắt ngành công nghệ thông tin, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm phát triển các nền tảng số.

Ông Nguyễn Huy Dũng - Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - cho biết: "Nền tảng số là hệ thống thông tin trực tuyến hoạt động theo mô hình sử dụng công nghệ số để tạo môi trường mạng cho phép nhiều bên cùng tham gia cung cấp dịch vụ cho các tổ chức, cá nhân có thể sử dụng ngay đơn giản thuận tiện linh hoạt theo yêu cầu dễ dàng phổ biến trên diện rộng các bên tham gia không cần tự đầu tư quản lý, vận hành và duy trì.

Nền tảng số thì được coi là hạ tầng mềm của không gian, số giải quyết các bài toán cụ thể của chuyển đổi số tạo lập và lưu trữ dữ liệu của người dùng. Càng có nhiều người sử dụng dữ liệu càng nhiều chi phí càng rẻ, lợi ích tạo ra càng lớn".

Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục cập nhật thông tin số liệu về các nền tảng số trên trang web MakeinVietNam.mic.gov.vn. Trong đó các nền tảng số quốc gia được chia thành 6 nhóm là: Nền tảng hạ tầng số, Nền tảng công nghệ số, Nền tảng định danh số, Nền tảng học trực tuyến đào tạo kỹ năng số, Nền tảng đại học số và Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa. Các nền tảng số Make in Việt Nam sẽ được các doanh nghiệp công nghệ số chung tay phát triển và hạn cuối cùng được công bố là tháng 6 năm nay, để có thể sử dụng phổ biến./.

VOV.VN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hà Nội, TP.HCM và nhiều địa phương công bố lịch nghỉ hè cho học sinh
Hầu hết các địa phương đều cho học sinh nghỉ hè sau ngày 31/5 - tổng kết năm học 2021-2022.
Nổi bật
Vụ sạt lở cát tại Phú Hài: Khẩn trương triển khai các biện pháp ứng phó tạm thời
BTO-Tại cuộc họp sáng nay (6/9) bàn về phương án ứng phó sự cố cát tràn xảy ra tại phường Phú Hài những ngày qua, lãnh đạo UBND TP. Phan Thiết cho biết, giải pháp ban đầu là sẽ tăng cường lực lượng chốt ở 2 đầu đoạn đường Nguyễn Thông ở vị trí cát tràn xuống và dựng barie để hướng dẫn người dân lưu thông theo hướng khác. Đồng thời thực hiện thêm giải pháp làm rọ đá đóng tạm thời để giảm áp lực nước.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Doanh nghiệp công nghệ số - Chủ thể sáng tạo các nền tảng số quốc gia