Theo dõi trên

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát với thực tiễn

08/05/2023, 05:27

Thực tiễn đã chứng minh, nhờ thường xuyên quan tâm, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với hoạt động của hệ thống chính trị, tỉnh đã đạt nhiều thành tựu. Trong giai đoạn phát triển mới, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tiếp tục tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng thông suốt, kịp thời từ tỉnh đến cơ sở…

Đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo

Theo đánh giá của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sau 15 năm thực hiện Chương trình hành động số 12 của Tỉnh ủy (khóa XI) triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 của BCH Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị đã đạt được những kết quả quan trọng. Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chú ý đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị; đã đi sâu lãnh đạo các vấn đề trọng tâm về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tập trung về những vấn đề lớn, bức xúc của xã hội. Đồng thời, tăng cường hơn sự lãnh đạo đối với HĐND, UBND, các cơ quan tư pháp, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng tổ chức.

hoi-nghi-5-.jpeg

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới.

Cùng với đó, chú trọng đổi mới phong cách lãnh đạo, chỉ đạo, vừa đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng vừa coi trọng phát huy vai trò, chức năng và trách nhiệm của các tổ chức trong hệ thống chính trị, có sự phân công cụ thể. Phương thức lãnh đạo, chỉ đạo tiếp tục được đổi mới theo hướng phân rõ hơn nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức trong bộ máy; mở rộng dân chủ nội bộ đi đôi với trách nhiệm cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu. Tổ chức bộ máy của các cấp được sắp xếp, kiện toàn. Quản lý biên chế công chức, viên chức được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh thực hiện nghiêm túc. Chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác và lề lối làm việc của cấp ủy, HĐND, UBND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở được xác định rõ hơn. Nhiều tổ chức Đảng đã phát huy tốt hơn vai trò hạt nhân lãnh đạo hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở. Hoạt động của HĐND, UBND cấp xã có chuyển biến tiến bộ, hiệu lực, hiệu quả cao hơn.

Tuy nhiên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức đảng và đảng viên còn hạn chế; vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao ở một số nơi chưa được phát huy đúng mức, còn xảy ra nhiều sai phạm, nhất là về quản lý đất đai, khoáng sản, rừng. Một số ít cấp ủy, tổ chức đảng chưa quan tâm đúng mức đến công tác kiểm tra, giám sát, chưa chú ý công tác tự kiểm tra dẫn đến xảy ra sai phạm kéo dài; công tác cải cách thủ tục hành chính chưa tốt. Đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy cơ sở một số nơi chưa kịp thời, chưa theo kịp yêu cầu. Chất lượng hoạt động của Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở có mặt còn hạn chế, một số nơi chưa đi vào thực chất.

Giữ vững nguyên tắc của Đảng

Mới đây, Tỉnh ủy đã ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 28, ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Trong đó, Tỉnh ủy xác định một trong những mục tiêu quan trọng hàng đầu đó là tạo chuyển biến mạnh mẽ, tích cực trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo của Đảng trong giai đoạn mới. Giữ vững nguyên tắc của Đảng, đồng thời phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên, của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở…

Trên cơ sở đó, Tỉnh ủy yêu cầu phải tập trung triển khai thực hiện tốt 6 nhóm nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm. Cụ thể, chú trọng nâng cao chất lượng tham mưu, xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao chủ trương, đường lối của Đảng và Nghị quyết của Tỉnh ủy; đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức, cán bộ; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra giám sát; phát huy vai trò, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ tỉnh đến cơ sở.

Quá trình thực hiện, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sẽ tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, khen thưởng việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Kế hoạch của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Tỉnh ủy. Đối với các đảng đoàn, ban cán sự đảng, các cơ quan, ban Đảng của Tỉnh ủy; Ban Thường vụ Tỉnh đoàn; các huyện ủy, thị ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể để quán triệt, triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng mục đích, yêu cầu đề ra phù hợp với đặc điểm tình hình của cơ quan, đơn vị, địa phương.

Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 28 về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đối với hệ thống chính trị trong giai đoạn mới. Trong đó nhấn mạnh quan điểm phải đổi mới phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng phải kiên định, vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng, đặc biệt là nguyên tắc tập trung dân chủ...

THU HÀ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Điều tất yếu để nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng
Nhằm bảo đảm giữ vững, tăng cường vai trò lãnh đạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 5 - Khóa X đã ban hành Nghị quyết về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị.
Nổi bật
Đa dạng sản phẩm từ trái thanh long
Bình Thuận được xem là vùng trồng chuyên canh cây thanh long lớn nhất của cả nước với diện tích hiện có gần 27.000 ha, đạt sản lượng khoảng 460.000 tấn/năm. Ngoài tập trung tiêu thụ trái tươi thông qua thị trường nội địa và xuất khẩu, loại trái cây lợi thế này còn được địa phương quan tâm khuyến khích hướng tới chế biến đa dạng sản phẩm từ thanh long…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Bảo đảm hiệu quả, thiết thực, sát với thực tiễn