Theo dõi trên

Hàm Thuận Nam: Chú trọng công tác giám sát và phản biện xã hội

13/11/2024, 05:14

Trong năm 2024, Ủy ban MTTQ Việt Nam hai cấp trong huyện Hàm Thuận Nam luôn quan tâm, chú trọng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, triển khai thực hiện có hiệu quả các hoạt động giám sát và phản biện xã hội.

Theo đó, đã tiến hành giám sát được 15 cuộc, nội dung giám sát tập trung vào các vấn đề nhân dân quan tâm như việc triển khai, thực hiện Quyết định số 124 -QĐ/TW/2018 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống người đứng đầu, cán bộ đảng viên; việc thực hiện Luật Hòa giải cơ sở; việc trả lời và giải quyết những kiến nghị của cử tri; chi trả cấp chế độ cho đối tượng được thụ hưởng chế độ xã hội; việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại bộ phận một cửa của UBND cùng cấp...

duong-giao-thong-trong-khu-dan-cu-tan-thuan-ham-thuan-nam-anh-n.-lan-1-1-.jpg
Giám sát thi công các tuyến đường giao thông nông thôn. Ảnh: N. Lân.

Sau giám sát, Mặt trận huyện đã kiến nghị 67 ý kiến đến cấp ủy, chính quyền, các cơ quan tổ chức liên quan và các đơn vị được giám sát kịp thời có kế hoạch, biện pháp khắc phục những hạn chế, tồn tại. Bên cạnh đó, Ban Thanh tra nhân dân các xã, thị trấn đã tiến hành giám sát 19 cuộc như việc thu chi các loại quỹ do nhân dân đóng góp; công tác chi trả các chế độ cho đối tượng chính sách hàng tháng, người có công theo quy định; việc điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo; việc cấp phát quà cho các đối tượng trong dịp tết, xây dựng nhà ở cho người nghèo. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thi công 181 tuyến đường giao thông nông thôn từ nguồn vốn do Nhà nước và nhân dân đóng góp. Qua đó, đã phát hiện, kiến nghị nhiều ý kiến đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết kịp thời nhiều vụ việc liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công dân; đưa phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đi vào cuộc sống.

Song song đó, Mặt trận hai cấp của huyện còn tập trung góp ý các chủ trương, nghị quyết, kế hoạch, kết luận của các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND và các ngành chuyển đến; các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của công dân, đoàn viên, hội viên; các vấn đề về xây dựng nông thôn mới; quy hoạch, bồi thường, giải tỏa các công trình... Bên cạnh đó, Mặt trận kịp thời tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của nhân dân phục vụ công tác đối thoại của Bí thư Huyện ủy và Chủ tịch UBND huyện với nhân dân xã Hàm Thạnh, Mương Mán, thị trấn Thuận Nam.

Thời gian đến, Ủy ban MTTQ Việt Nam hai cấp trong huyện sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát và phản biện xã hội; chủ động lựa chọn nội dung, hình thức giám sát và phản biện cho phù hợp. Kịp thời kiến nghị và theo dõi kết quả thực hiện sau giám sát... Từ đó, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội, góp phần củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

MINH VÂN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Đồng bào dân tộc H’rê - Hàm Thuận Nam: Cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất nông nghiệp
Hàm Thuận Nam là huyện miền núi của tỉnh, hiện có 19 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 18 đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) với trên 6.000 khẩu/1.726 hộ. Mỗi dân tộc đều có bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng, tạo nên sự phong phú, đa dạng trong nền văn hóa các dân tộc trên địa bàn huyện.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàm Thuận Nam: Chú trọng công tác giám sát và phản biện xã hội