Theo dõi trên

Hãng Boeing nỗ lực đàm phán chấm dứt đình công làm đình trệ sản xuất

26/09/2024, 15:31

Hơn 32.000 công nhân Boeing tại Seattle và Portland đã đình công, khiến hoạt động sản xuất máy bay, bao gồm mẫu bán chạy nhất của Boeing là 737 MAX, phải dừng lại.

Trong tuyên bố, Hiệp hội công nhân máy móc và hàng không vũ trụ quốc tế (IAM) cho biết công đoàn sẵn sàng nắm bắt cơ hội này để đưa ra các vấn đề quan trọng nhằm đạt được thỏa thuận.

screenshot_1727339733.png

Vào ngày 13/9, hơn 32.000 công nhân Boeing tại Seattle và Portland đã đình công, khiến hoạt động sản xuất máy bay, bao gồm mẫu bán chạy nhất của Boeing là 737 MAX, phải dừng lại. Đây là cuộc đình công đầu tiên của các nhân viên hãng kể từ năm 2008.

Vài giờ trước khi cuộc đình công bắt đầu, gần 95% công nhân tại IAM đã từ chối lời đề nghị ban đầu của Boeing về mức tăng lương 25% trong 4 năm, với lý do rằng mức tăng này không bù đắp được cho hơn một thập kỷ tăng lương chậm so với lạm phát.

Đầu tuần này, Boeing đã đưa ra đề nghị mà hãng đánh giá là "tốt nhất và cuối cùng", theo đó sẽ tăng 30% lương cho công nhân trong 4 năm và khôi phục lại tiền thưởng hiệu suất. Tuy nhiên, công đoàn cho rằng mức tăng này là không đủ và yêu cầu tăng lương 40%, đồng thời khôi phục lại chế độ lương hưu đã bị xóa bỏ trong hợp đồng cách đây một thập kỷ.

Trong một diễn biến khác, Hiệp hội công nhân bốc dỡ hàng hóa quốc tế (ILA), một công đoàn lao động Bắc Mỹ, gần đây cũng cảnh báo sẽ đình công, nếu không đạt được thỏa thuận mới trước khi hợp đồng hiện tại hết hạn vào ngày 30/9.

ILA đã yêu cầu mức tăng lương đáng kể trong thỏa thuận mới, với lý do lạm phát đã làm giảm giá trị của các khoản tăng lương và tiền lương trong 6 năm qua. ILA cũng yêu cầu cấm hoàn toàn việc tự động hóa cần cẩu, cổng và hoạt động di chuyển container, vốn được sử dụng để xếp hàng hóa tại hơn 30 cảng của Mỹ.

Trong bối cảnh hạn chót đang đến gần, ngày càng có nhiều quan ngại rằng cuộc đình quy mô lớn tại các cảng của Mỹ có nguy cơ thành hiện thực. Nếu xảy ra, đây sẽ là cuộc đình công lớn đầu tiên tại các cảng ở Bờ Đông và Vịnh Mexico kể từ năm 1977.

Theo các nhà phân tích vận tải tại JPMorgan, đình công có thể gây thiệt hại kinh tế khoảng 5 tỷ USD/ ngày, tương đương với khoảng 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong một ngày. Một số công ty vận tải biển quốc tế đang chuẩn bị trong trường hợp toàn bộ các cảng dọc Bờ Đông phải đóng cửa. Tuy nhiên, kể cả khi các công ty vận tải chuyển sang các cảng ở Bờ Tây, tình trạng ách tắc vẫn có thể xảy ra dẫn tới việc chậm giao hàng và tăng đáng kể chi phí vận chuyển. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu.

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Rò rỉ hóa chất từ một toa tàu ở Mỹ, buộc người dân sơ tán khẩn cấp
Các quan chức cho biết vụ rò rỉ xảy ra tại một toa tàu hỏa có van mở, giải phóng khí styrene ra môi trường và hiện chưa có thông tin về thiệt hại hoặc thương tích liên quan vụ việc.
Nổi bật
Nghiệt ngã kẻ thế vai
Erik Ten Hag đến Man Utd vào tháng 4/2022 và mang đến nhiều kỳ vọng sau thành công ở Ajax. Tuy nhiên chỉ sau 30 tháng, Erik Ten Hag đã bị “cho ra đường” sau những thành tích không thể “kém cỏi” hơn trong lịch sử khởi đầu mùa giải của MU. Ruud Van Nistelrooy là cái tên được chọn, cho ghế tạm quyền, nhưng Van Gol cũng như Michael Carrick, dù ra mắt hoàn hảo trên ghế tạm quyền, nhưng anh vẫn chỉ là kẻ thế vai.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hãng Boeing nỗ lực đàm phán chấm dứt đình công làm đình trệ sản xuất