Theo dõi trên

Hơn 1.600 xe hàng hóa tồn đọng ở cửa khẩu biên giới Lạng Sơn

24/04/2020, 11:37

BT- Theo Sở Công thương, qua nắm tình hình xuất nhập khẩu  khu vực cửa khẩu biên giới tỉnh Lạng Sơn. Đến ngày 20/4, tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn hơn 1.600 xe hàng hóa tồn đọng. Trong đó, tại cửa khẩu Tân Thanh có khoảng 800 xe, cửa khẩu Hữu Nghị có khoảng 500 xe, chủ yếu là các mặt hàng nông sản.

Dự báo trong thời gian tới, hoạt động thông quan hàng hóa xuất khẩu qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do sự kiểm soát dịch bệnh Covid-19 chặt chẽ từ phía Trung Quốc.

 Nguồn internet

Trước tình hình trên, để đảm bảo hoạt động xuất khẩu thanh long của tỉnh sang thị trường Trung Quốc được thuận lợi, hạn chế tối đa thiệt hại về kinh tế, tránh gia tăng ùn ứ hàng hóa tại khu vực cửa khẩu biên giới, Sở Công Thương đã có văn bản gửi các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp xuất khẩu thanh long trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Sở Công thương khuyến  cáo  đến  doanh  nghiệp, Hợp  tác  xã  sản  xuất,  kinh doanh,  xuất khẩu thanh long sang thị trường Trung Quốccần xây dựng kế  hoạch sản xuất hợp lý. Chú trọng, quan tâm thực hiện các giao dịch xuất khẩu theo thông lệ quốc tế, thông qua hợp đồng mua bán ngoại thương; các quy định về tem nhãn, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn vùng trồng, kiểm nghiệm, kiểm dịch, quy cách đóng gói, chất lượng, chủng loại…

Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã… cần chủ động cập nhật thông tin, tình hình  xuất  nhập  khẩu  tại  các  cửa  khẩu  biên  giới  để  chủ  động  trong  việc  thu hoạch, thu mua hàng hóa, có sự phối hợp trong việc vận chuyển hàng hóa lên khu vực cửa khẩu biên giới phía bắc hợp lý nhằm đảm bảo an toàn chất lượng hàng hóa, tránh tình trạng bị ép cấp, ép giá.

Đồng thời, các doanh nghiệp, hợp tác xã cần trao đổi, thống nhất với đối tác phía Trung Quốc  để thay đổi phương thức giao nhận, tiến hành xuất khẩu chính ngạch. Tuyệt đối không nên đưa hàng lên biên giới chỉ để bán tại các cặp chợ, không rõ đối tượng mua hàng, không tuân thủ các tiêu chuẩn  tối thiểu về bao bì, đóng gói, truy  xuất  nguồn  gốc đối với hàng xuất khẩu… Bên cạnh đó, đẩy mạnh kết nối, tìm kiếm đối tác tại các thị trường truyền thống khác.

 Các địa phương cần xây dựng kế  hoạch sản xuất phù hợp với dự báo nhu cầu thị trường tiêu thụ thanh long trong thời gian tới; xử lý  bằng  kỹ  thuật chăm  sóc  thanh long phù  hợp với  sản lượng gần tới kỳ thu hoạch và tăng cường sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap,  GlobalGap để  chuyển sang xuất khẩu chính ngạch.

 Thanh Nguyên



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hơn 1.600 xe hàng hóa tồn đọng ở cửa khẩu biên giới Lạng Sơn