Theo dõi trên

Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng

19/03/2020, 15:17

Italy bước vào tuần thứ 4 của cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất kể từ Thế chiến 2 mà chưa có dấu hiệu kết thúc khi số ca mắc Covid-19 vẫn tăng mạnh từng ngày.

Hơn 60 triệu dân đang sống trong lệnh phong tỏa chặt chẽ và vẫn đang được siết chặt thêm từng ngày. Các cửa hàng đóng cửa, cảnh sát đi tuần tra với số lượng lớn chưa từng thấy và buộc các gia đình đang đi dạo bên ngoài phải trở về nhà, để đảm bảo không ai đi ra ngoài mà không có các lý do hợp lý.

                
      
         Các y bác sỹ bác sỹ mặc đồ bảo hộ khi di chuyển bệnh nhân mắc    Covid-19. Ảnh: Reuters

Tuy vậy, số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây dịch bệnh Covid-19 tại nước này đang ngày càng tăng. Hiện Italy đã ghi nhận 35.713 ca mắc Covid-19, trong đó đã có 2.978 ca tử vong.
Phần lớn số ca mắc bệnh tập trung ở khu vực miền Bắc, nơi hàng trăm thi thể đang chờ được hỏa thiêu do dịch vụ tang lễ ở thời điểm này đang bị cấm một cách nghiêm nhặt.

Trong khi đó, những người đang sống cũng phải “xếp hàng chờ đợi” khi các bệnh nhân mắc Covid-19 điều trị tại các bệnh viện quá đông. Nhiều y, bác sỹ bị nhiễm virus do thiếu đồ bảo hộ cần thiết.

Rất nhiều người tự đặt câu hỏi rằng mọi chuyện sẽ kết thúc như thế nào và liệu cái giá phải trả về kinh tế của sự phong tỏa là có đáng không. Có những dấu hiệu tích cực rằng số ca mắc mới ở “vùng đỏ” ban đầu ở miền bắc Italy có thể giảm dần, tuy nhiên các chuyên gia nói rằng, vẫn còn quá sớm để xem đây là một xu hướng đáng tin cậy.

Chưa có dấu hiệu tích cực

Hiện có hơn 2.000 người trong các đơn vị chăm sóc sức khỏe đặc biệt trên khắp Italy – quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở Châu Âu – theo các số liệu chính thức mới nhất. Hầu hết những người này tập trung chủ yếu ở Lombardy, nơi mà cuộc khủng hoảng Covid-19 bắt đầu bùng phát ngày 23/2.

Tuy nhiên, nhiều người lo ngại sẽ có thêm các điểm nóng mới ở khu vực miền nam, nơi mà cơ sở hạ tầng vốn yếu hơn và người dân vẫn chưa bị phong tỏa chặt chẽ như khu vực miền Bắc.

Giorgio Palù, Giáo sư về virus học và vi trùng học của Đại học Padova, nói với CNN rằng ông đã hy vọng có thể nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự thay đổi sau 1 tuần lệnh phong tỏa được thực hiện trên cả nước, nhưng điều này đã không trở thành hiện thực.

“Hôm qua, chúng tôi đã hy vọng có sự thay đổi sau gần 10 ngày kể từ khi áp lệnh phong tỏa toàn quốc, nhưng số ca mắc mới của ngày hôm sau vẫn tiếp tục tăng cao hơn so với ngày hôm trước. Vì thế tôi không nghĩ chúng ta có thể đưa ra dự đoán gì hôm nay”, giáo sư Palù nói.

Theo ông Palù, nhìn vào biểu đồ số ca mắc mới, phần dốc của đường cong vẫn theo hướng đi lên, khiến cho chúng ta khó có thể dự đoán được khi nào thì lệnh phong tỏa bắt đầu phát huy tác dụng. Trong khi sự bùng phát vẫn tập trung ở miền Bắc, cũng vẫn khó có thể so sánh giữa các vùng với nhau. “Virus không có biên giới, và nó cũng không phải chỉ ở Italy”, ông nói.

Tuy nhiên, ông tin rằng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phong tỏa nếu mọi người đều có ý thức hợp tác.

Theo ông Palù, lệnh phong tỏa lẽ ra nên được áp dụng sớm hơn, rộng rãi hơn, hơn là chỉ tập trung vào 11 khu vực ban đầu trong “vùng đỏ”. Và nó cũng nên được siết chặt hơn nữa.

“Chẳng có ý nghĩa gì trong việc cố đi tới siêu thị 1 lần/tuần. Bạn phải hạn chế thời gian ra ngoài, tự cách ly là yếu tố chủ chốt”.

Ông Palù cho rằng chính phủ Italy đã chậm trễ ngay từ đầu.

“Có một đề xuất về việc cách ly lập tức những người đến từ tâm dịch, đến từ Trung Quốc. Khi đó điều này lại bị coi là cực đoan, nhưng họ là những người đến từ vùng dịch và chính sự chậm trễ đã dẫn đến tình hình hiện nay”, ông nói.

Căng mình chống dịch

Giáo sư Alessandro Grimaldi, Trưởng Khoa các bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Salvatore ở L’Aquila, hiện đang điều trị cho Chiara Bonini - một bác sỹ 26 tuổi đến từ Bergamo.

Hai tuần sau khi Bonini nhiễm SARS-CoV-2 từ bạn trai mình, cô bác sỹ này đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Tuy nhiên cô vẫn bị cách ly cho đến khi có kết quả âm tính lần thứ 2. Đến khi đó, cô mới có thể trở lại làm việc.

“Ở Lombardy, quê nhà tôi, hệ thống y tế đã sụp đổ”, cô nói với CNN, đồng thời cho biết thêm, các bác sỹ phải lựa chọn để quyết định sẽ điều trị cho ai. “Ở đó không có đủ các thiết bị. Họ chọn những người trẻ - một quy tắc y khoa trong việc cố gắng cứu những người có nhiều khả năng sống sót hơn”.

                
      
         Một nữ y tá Italy tranh thủ nghỉ ngơi ngay tại bàn làm việc. Ảnh:    Reuters

Giáo sư Grimaldi nói rằng, cách duy nhất để tránh cho hệ thốngy tế khỏi bị sụp đổ là tăng cường các nguồn lực.

“Có lẽ chính phủ nên nghĩ về điều này từ trước, chuẩn bị tốt hơn. Nhưng nếu bạn không thấy tình hình cấp bách trước mắt thì bạn sẽ tìm cách bỏ qua nó”, ông nói.

Grimaldi nói rằng nếu không được bổ sung thêm nguồn lực, các bác sỹ sẽ tiếp tục phải căng mình để chống đỡ. “Italy hiện giờ đang nằm trong tay các y, bác sỹ: Có một nhóm làm việc ở tuyến đầu đang chiến đấu vì bệnh nhân. Chúng tôi là những chiến sỹ chiến đấu vì đất nước mình. Nếu chúng tôi có thể chấm dứt dịch bệnh ở Italy, chúng ta có thể chấm dứt dịch bệnh ở châu Âu và thế giới”.

Ông cũng đồng ý rằng cách duy nhất lệnh phong tỏa phát huy tác dụng là nó có bắt buộc một cách cứng rắn hay không. “Chiến đấu với một kẻ thù như thế này còn khó hơn bất cứ ai. Trung Quốc cho chúng ta thấy cần phải có các biện pháp quyết liệt”.

Alessandro Vergallo, một chuyên gia về chăm sóc sức khỏe chuyên biệt, nói rằng ông đã lo ngại EU chậm trễ trong việc cứu vãn nền kinh tế.

“Tất nhiên, chính phủ Italy đã phản ứng nhanh chóng hơn và tốt hơn nhiều nước khác ở châu Âu trong khi rất nhiều nước khác vẫn còn đang lúng túng”, ông nói.

Ông Vergallo cảnh báo rằng cuộc sống bình thường sẽ không trở lại trong vòng vài tháng.

“Chúng tôi đang cố tìm hiểu xem khi nào tình huống làm phẳng đường cong có thể xảy ra. Do đây là loại virus mới, rất khó có thể làm sáng tỏ các dữ liệu. Hy vọng đến 26/3, chúng ta có thể thấy số ca mới mắc giảm. Tôi nghĩ nhiều cơ quan của EU đang lo sợ sự tàn phá đối với nền kinh tế châu Âu sẽ lớn hơn so với hậu quả của virus. Giờ đây chúng ta đang phải trả cái giá khá đắt, cả về con người lẫn kinh tế”.

Lệnh phong tỏa khiến đời sống xã hội ở Italy trở nên căng thẳng hơn. Người dân lo ngại và nền kinh tế lao đao. Ở miền đông, nơi lẽ ra đã khởi động mùa du lịch truyền thống, nhưng tất cả đã bị hoãn, hủy. Điều này đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ vào khó khăn. Nhiều công ty thậm chí tuyên bố sẽ không bao giờ mở cửa trở lại. Khi mà nhiều cá nhân, nhiều công ty phá sản vì các khoản nợ, các ngân hàng sẽ phải trợ giúp và tác động domino của cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài thậm nga cả khi dịch bệnh kết thúc.

Hoàng Phạm/VOV



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
  • Tổng thống Mỹ “sa thải hàng loạt quan chức an ninh quốc gia”
    một giờ trước Quốc tế
    Tổng thống Trump có thể đã sa thải 6 quan chức an ninh quốc gia, sau khi một nhà hoạt động nêu lo ngại về lòng trung thành của họ.
  • Bão càn quét nước Mỹ khiến ít nhất 7 người chết
    1 giờ trước Quốc tế
    Cơn bão mùa xuân xuất hiện tại một số tiểu bang Mỹ, đi kèm lốc xoáy và lũ quét, đã khiến ít nhất 7 người thiệt mạng và được dự báo tăng cường độ trong ngày 4/4.
  • Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng về mức thuế đối ứng của Mỹ
    1 giờ trước Quốc tế
    Việt Nam lấy làm tiếc và cho rằng việc Mỹ công bố áp thuế đối ứng là chưa phù hợp với thực tế, không đúng với tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện.
  • Phan Thiết đổi thay sau 50 năm giải phóng
    3 giờ trước Phóng sự ảnh
    BTO-50 năm kể từ ngày giải phóng, thành phố biển Phan Thiết, thủ phủ của Bình Thuận đã có những đổi thay rõ rệt. Hạ tầng cũ kỹ lạc hậu ngày nào nay đã trở nên “lộng lẫy” hơn rất nhiều.
  • Kính mời độc giả đón đọc báo in Bình Thuận hôm nay (4/4)
    6 giờ trước Bạn đọc
    Về lại chiến khu Lê!; Tình yêu Bình Thuận; Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá; Ai bánh tráng mắm ruốc không?; Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa; Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học; Gác cu “thú ngu” tao nhã;...
  • Đại chiến thành London
    6 giờ trước Thể thao
    Trận derby thành London giữa Chelsea và Tottenham, là cặp đấu muộn nhất tại vòng 30 Giải Ngoại hạng Anh (Premier League). Chelsea đứng trước cơ hội bảo vệ vị trí trong top 4. Còn Tottenham một cú sảy chân sẽ khiến vị trí huấn luyện...
  • Thị trường khách Hàn Quốc: “Đất vàng” bắt đầu khai phá
    6 giờ trước Du lịch
    Hàn Quốc được đánh giá là thị trường quốc tế có lượng khách đến Việt Nam đông nhất, chính vì vậy, quốc gia này trở thành mảnh “đất vàng” đầy tiềm năng mà ngành du lịch nhiều địa phương trong nước mong muốn khai thác một cách hiệu quả....
  • Tư vấn tâm lý học đường: “Chìa khóa” gỡ rối cho các em!
    6 giờ trước Giáo dục - Thanh niên
    Tư vấn tâm lý học đường có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp các trường hợp học sinh gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến học tập và cuộc sống, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học.
  • Những mục tiêu trong đời
    6 giờ trước Đời sống
    Đời sống xã hội có biết bao người. Mỗi người là một thế giới riêng biệt, khác nhau về thể chất, tư duy, về tình cảm, lối sống… Mỗi người sống với những mục tiêu khác nhau. Xác định những mục tiêu trong đời mình là tự bản thân của mỗi...
  • Gác cu “thú ngu” tao nhã
    6 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Dân gian ta có câu “Ở đời có bốn cái ngu: Làm mai, lãnh nợ, gác cu, cầm chầu”. “Nghề” gác cu được xếp vị trí thứ 3 tức “đệ tam ngu”. Mấy cái ngu như làm mai, lãnh nợ thì hệ quả đã rõ ràng, còn như gác cu, dù là “tam ngu” nhưng xem ra...
  • Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ - người đi tìm ngọc, đã về miền mây trắng
    6 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ, tác giả của nhiều công trình biên khảo, nghiên cứu về dân ca Việt Nam đặc biệt có giá trị, người khai sinh ra những ca khúc nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và sau ngày hòa bình lập lại đã về miền mây...
  • Điểm tựa chăm sóc sức khỏe ở Trường Sa
    6 giờ trước Y tế
    Mang trên vai sứ mệnh chăm sóc sức khỏe, sự hiện diện của các trung tâm y tế, bệnh xá và đội ngũ y, bác sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa đã giúp quân dân ta thêm yên tâm công tác, lao động, đồng thời cũng là điểm tựa để ngư...
  • Tình yêu Bình Thuận
    6 giờ trước Văn học nghệ thuật
    Nhắc đến Bình Thuận sao tôi cảm thấy nhớ vô cùng. Nhớ về lần đi du lịch ấy, cảnh sắc của Bình Thuận làm tôi nhớ mãi không quên. Và cũng nhờ lần du lịch đó tôi đã trở thành con dâu của Bình Thuận nơi giờ đây tôi đã sống.
  • Về lại chiến khu Lê!
    6 giờ trước Kinh tế
    “Rừng Ô Rô đã biến thành khu lịch sử; Nước Bàu Thiêu pha máu đỏ chống quân thù”. Tháng tư lịch sử, chúng tôi trở lại xã Hồng Phong, một trong những vùng căn cứ cách mạng của Bình Thuận trong suốt 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...
  • “Lưới trời” tuy thưa mà khó thoát
    6 giờ trước Pháp luật
    Ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội, 2 đối tượng đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú để trốn tránh sự trừng phạt của pháp luật. Nhưng các cán bộ, chiến sĩ Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Bình Thuận vẫn ngày đêm truy tìm dấu vết, lần...
  • Quý I/2025: Đảng bộ tỉnh kết nạp được 282 đảng viên mới
    7 giờ trước Chính trị
    Theo Ban Tổ chức Tỉnh ủy, trong 3 tháng đầu năm 2025 toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp được 282/2.000 đảng viên đạt tỷ lệ 14,10% chỉ tiêu đề ra, vượt 34 đảng viên so với cùng kỳ năm 2024.
  • Gieo “hạt giống đỏ” từ các trường học
    7 giờ trước Chính trị
    Công tác phát triển Đảng trong học sinh trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã có chuyển biến tích cực với nhiều cách làm hiệu quả, sáng tạo. Nhiều trường THPT đã chú trọng đào tạo học sinh THPT phát triển một...
  • Đêm ca nhạc ân tình tháng 4 ở Tánh Linh
    7 giờ trước Văn hóa - Thể thao
    Huyện Tánh Linh trước đây là nơi đất rộng người thưa. Sau năm 1975 nhiều bà con từ khắp mọi miền đất nước đến lập nghiệp, đến nay nhiều người trở nên giàu có nhưng vẫn còn hộ nghèo khó. Nhân kỷ niệm ngày mất của cố nhạc sĩ Trịnh Công...
  • Lối ra cho nhà ở thương mại
    7 giờ trước Vấn đề và sự kiện
    Những bất cập trong thực hiện dự án nhà ở thương mại đã có lối ra, khi những “rào cản” đã được tháo gỡ. Trên thực tế triển khai các dự án nhà ở thương mại từ 10 năm trước cho đến nay, có nhiều ý kiến cho rằng đã và đang có sự thiếu...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không có “kế hoạch B”, Italy mong mỏi lệnh phong tỏa phát huy tác dụng