Theo dõi trên

Không để ngộ độc thực phẩm lan rộng trong cộng đồng trong mùa mưa bão

14/09/2024, 10:16

Mưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Thêm vào đó, lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm. Khi bão lũ xảy ra, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế.

ung-ho.jpg
Gói bánh chưng ủng hộ cho đồng bào lũ lụt. Ảnh minh họa.

Những ngày này, người dân nhiều tỉnh, thành phố đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề của bão số 3 và mưa lũ. Cùng với công tác khắc phục hậu quả kinh tế, vấn đề an toàn thực phẩm, dịch bệnh trong mùa bão lũ được đặc biệt quan tâm. Bởi vì, mùa mưa bão, lũ lụt, việc ăn uống, sinh hoạt của người dân bị ảnh hưởng rất lớn, đặc biệt ở vùng nông thôn, miền núi, nơi điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Do đó, công tác đảm bảo an toàn thực phẩm khi xảy ra bão lụt cũng như ngăn ngừa bệnh dịch sau lũ vô cùng quan trọng. Ngoài ra, sau bão lụt, thường xảy ra các vụ ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm như tả, thương hàn, lỵ trực trùng cũng như các bệnh tiêu chảy do virus, viêm gan A, E… khi xảy ra mưa, bão, lũ, nguồn nước lúc này có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và nước uống được sử dụng dùng để chế biến thức ăn. Đặc biệt, sau mưa lũ cũng là thời điểm dễ xảy ra ngộ độc thực phẩm cao do bảo quản thực phẩm chưa đúng cách hoặc lựa chọn, sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, trong mùa mưa bão, nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm cho người dân trở nên cao hơn. Đặc biệt, sau mưa lũ, tại các địa phương miền núi thường xảy ra các trường hợp ngộ độc do tiêu thụ nấm hoặc các thực phẩm địa phương, mang tính chất bản địa, vùng miền. Để tăng cường công tác bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm trong mùa mùa bão, lụt. Sở Y tế Bình Thuận đề nghị Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan trên địa bàn chủ động triển khai xây dựng kế hoạch công tác bảo đảm an toàn thực phẩm mùa mùa bão, lụt trên địa bàn quản lý. Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, kinh doanh dicḥ vụ ăn uống, bếp ăn tập thể tại các trường học, bệnh viện… Theo phân cấp quản lý. Phát hiện sớm và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy đinḥ an toàn thực phẩm và công khai các vi phạm trên phương tiện thông tin để kip̣ thời cảnh báo cho cộng đồng. Bên cạnh đó tăng cường thông tin, tuyên truyền kiến thức về an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm để nâng cao trách nhiệm chuyển đổi hành vi mất an toàn thực phẩm. Chủ trì, phối hợp với các đơn vi ̣liên quan tăng cường công tác giám sát ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm tại cộng đồng. Phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm các loại lương thực, thực phẩm, nước uống do các tổ chức, cá nhân hỗ trợ đồng bào vùng lũ lụt nhằm đảm bảo không để các sản phẩm bị hỏng, mốc, dập vỡ, hết hạn sử dụng đến tay người dân. Đặc biệt là chủ động dự trữ thuốc men, hóa chất, phương tiện, nhân lực, phương án sẵn sàng phối hợp hoặc chủ động xử lý, khắc phục sự cố khi có ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh dicḥ liên quan đến thực phẩm xảy ra, không để lan rộng trong cộng đồng. Cùng với đó đưa ra hướng dẫn sau mưa lũ, ngập lụt cần phải thực hiện các hoạt động vệ sinh môi trường, đảm bảo nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó. Ngành Y tế của tỉnh sẽ giám sát, phát hiện và xử lý các nguy cơ gây bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa bão như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như dịch tả, lỵ, thương hàn…

a3-7416.jpg
Trao hàng cứu trợ cho các hộ bị ảnh hưởng lũ lụt. Ảnh IT

Cục Y tế dự phòng cũng vừa khuyến cáo, bất kỳ ai cũng có nguy cơ đối với bệnh nhiễm trùng lây qua đường ăn uống. Vì thế, để phòng ngừa những bệnh này, mỗi người cần giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường sống thật tốt. Tăng cường vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước khi ăn và sau. Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, cần thực hiện ăn chín, uống chín, không uống nước lã. Không ăn các thức ăn có dấu hiệu ôi thiu, thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn.

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
 Tỉnh đoàn Bình Thuận: Thư kêu gọi ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 trong đoàn viên thanh niên toàn tỉnh
BTO-Sáng 12/9, tại cơ quan Tỉnh đoàn Bình Thuận, toàn thể cán bộ, công nhân viên cơ quan Tỉnh đoàn, đơn vị trực thuộc Tỉnh đoàn đã quyên góp hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định đời sống.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không để ngộ độc thực phẩm lan rộng trong cộng đồng trong mùa mưa bão