Theo dõi trên

Mùa Hạ tím trong thơ Lê Phượng

05/06/2020, 10:09

BT- Với tựa “Hạ tím” đủ để gây ấn tượng cho người đọc về một không gian rấm rức nhuốm màu của đợi chờ, của mộng mơ…Mùa hè đã đến luôn là những kỷ niệm với tuổi học trò, với mái trường từng đọng lại trong mỗi trái tim đời người. Với tôi lại nghĩ “Hạ tím” chỉ có ở thành phố Đà Lạt ngàn hoa với những hàng cây hoa phượng vĩ tím rợp màu… Lần theo các trang thơ của Lê Phượng, đâu đó những tiếc nuối, nhớ thương “Anh mải về chiếc lá mùa thu/ Để lại em khung trời mùa hạ/ Hành lang xưa cây chưa mùa thay lá/ Cớ sao lòng mãi mãi chia xa”, hay là “Mùa hè như tia nắng/ Rớt trên vai tình cờ”- trở thành một ký ức không mong đợi nhưng lại lòng chợt bâng khuâng. Nhưng tận góc tâm hồn của tác giả lại u uẩn nỗi niềm khi đối diện vớimùahè “Biết bao lần em khóc/Khi hạ vềxôn xao”.

Màu tím phụ thuộc độ đậm nhạt ở từng tâm trạng, nhịp rung cảm của mỗi người. Màu tím chia ly, tiếc nhớ của “Màu tím hoa sim” (thơ Hữu Loan) hay “Thương sao là thương trong màu tím sắc hoa xưa” (thơ Nguyên Sa). Màu tím ở góc nhìn khác còn là màu của vương giả, quý phái, thủy chung…  Nhưng khi đọc và cảm nhận hết tập thơ của Lê Phượng mới thấy bên cạnh cái sắc tím kiêu sa, quý phái vẫn còn là nỗi khắc khoải, chờ đợi, chia ly. Mùahènhư cáibóng bng lng vi ni lòng nhthương vngười mẹ “Chiu hvtri li sp đỏ mưa/ Mưa rrích dm dchoáng ngp”, để mãicòntrong hi tiếc“Biết bao giờ trở lại ngày xưa/ Cho con được về ngồi bên mẹ/ Nắm bàn tay nhẹ nhàng thỏ thẻ/ Hạnh phúc nào hơn khi có mẹ trong đời” (Ngày mẹ sinh). Những câu thơ tưởng chừng mộc mạc nhưng đạt được sự đồng cm, không còn là nỗi riêng của tác giả. Đó là yếu tố làm nên thi tính không thể thiếu cho một tập thơ.

Tuylàtp thơ đầu tay của một nữ tác giả thơ của Bình Thuận, nhưng thực sự qua chất thơ, kỹ thuật ngôn ngữ đãcó sức lay động bởi những hình ảnh bình dị mà lung linh cảm xúc. Ở đó còn có sự tinh tế trong biểu hiện rất tâm trạnglàmnên độ chíntrong thơ.“Với mẹ hiền con vẫn mãi trẻ con/ Tình yêu mẹ dạt dào trong nỗi nhớ/ Những khúc nhạc lời ca từ muôn thuở/ Cứ vọng về trong câu hát mẹ ru” (Viết cho mẹ). Cũng có nhiều tác giả viết về mẹ, nhưng ở đây với cung bậc, sắc độ trong thơ đã sáng trưng hình ảnh thiêng liêng của người mẹ tảo tần, càng đầy thêm cảm xúc ngọt ngào!Cũng màutím đó,vi “Ước mơ”- mt ước mơ đơn gin“Em muốn vẽ vào tranh/ Một cánh đồng nho nhỏ/ Em muốn gửi vào gió/ Những trưa hè rong chơi”. Chỉ thế thôi nhưng qua nhịp rung cảm, cách biểu đạt hồn nhiên, trong trẻo. Không chỉ là tâm sự của mình mà tạo được sự đồng cảm, hóa thân trong liên tưởng người đọc.

Có thể, theo cách cảm thụ về thơ của một số người đọc đòi hỏi, Hạ tím chưa bứt khỏi cái khuôn khổ vần điệu, ngôn từ để “chạy đua” theo cái phong cách gọi là hiện đại, vô thể, mật ngữ mà thập niên 60 thế kỷ trước ở miền Nam rộ lên với trường phái đa đa, siêu thực, hiện sinh… rồi tắt ngúm! Nằm trong số ít tác giả thơ ở Bình Thuận, tác phẩm Hạ tím của Lê Phượng đã giữ được phong cách chững chạc, cảm xúc thật từ trái tim mình. Điều đó đã làm nên một “nhan sắc” riêng, không bị trùng lấn vào hiện tình thơ còn nhiều dễ dãi, làng nhàng thường gặp. Hạ tím với 45 bài thơ đã dàn trải được tình cảm sâu sắc về cuộc đời, tình yêu và tình mẫu tử… từ trong hoài niệm, trong dư vị ngọt đắng, ngậm ngùi đã làm nên cái đẹp của thơ. Như tác giả đã giải bày: “Câu thơ viết lưng chừng trong nỗi nhớ/ Muốn gửi vào dĩ vãng để tìm quên”.

PHAN CHÍNH



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn
Những năm qua, tỉnh Bình Thuận đã chú trọng triển khai công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) nhằm góp phần tạo cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cùng với đó, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền về công tác này ngày càng được nâng cao, nhất là trong việc thực hiện “Chiến lược của phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn”...
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mùa Hạ tím trong thơ Lê Phượng