Theo dõi trên

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

03/03/2022, 05:52

Trải qua các thời kỳ lãnh đạo sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước, Đảng ta luôn coi trọng yếu tố con người, xem con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước.

Đại hội XIII của Đảng tiếp tục xác định: “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong các khâu đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, giai đoạn 2021 – 2030. Đồng thời đề ra nhiệm vụ, giải pháp là “Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế”.

aon.jpg
Đào tạo nghề điện cơ ở Trường Cao đẳng Nghề Bình Thuận. Ảnh tư liệu Ngọc Lân.

Từ nhiều năm qua, tỉnh Bình Thuận đã xác định, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Bởi lẽ, trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực là một yếu tố then chốt và quyết định cho phát triển kinh tế - xã hội. Việc đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh đến năm 2025 đã được ban hành. Theo đó, các sở, ban, ngành và địa phương trong tỉnh đã tổ chức phổ biến, tuyên truyền, quán triệt đến toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Đồng thời xây dựng chương trình hành động, triển khai kế hoạch thực hiện nghị quyết với những nội dung, nhiệm vụ cụ thể. Nhiều chương trình, chính sách, đề án về phát triển nguồn nhân lực đã được triển khai thực hiện hiệu quả. Sau 5 năm (2015 – 2020) thực hiện Nghị quyết số 11 của Tỉnh ủy, nguồn nhân lực của ngành có sự phát triển, cơ bản đáp ứng được mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên lĩnh vực ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực của ngành có mặt chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong cuộc cách mạng công nghệ 4.0, nhân lực lao động có tay nghề cao chưa nhiều, lao động có việc làm nhưng chưa ổn định, nhân lực chất lượng cao còn thiếu, thiếu chuyên gia, nhà khoa học… Trong giai đoạn 2020-2025, Bình Thuận đặt ra mục tiêu là tập trung phát triển toàn diện, trọng tâm là phát triển 3 trụ cột: Công nghiệp; Du lịch, thể thao biển; Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với xây dựng chuỗi giá trị. Để thực hiện được mục tiêu này, đòi hỏi địa phương phải không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tạo ra nguồn lao động tay nghề cao, trình độ giỏi. Bên cạnh đó, thực hiện chương trình phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đào tạo theo nhu cầu xã hội là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo bằng các hình thức. Xác định rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong giai đoạn 2015-2020, tỉnh Bình Thuận đã triển khai thực hiện nhiều chính sách về giáo dục, đào tạo chất lượng nguồn nhân lực…

Để các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đi sâu vào lòng dân, phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh và đáp ứng tốt yêu cầu phát triển trong giai đoạn tiếp theo, đòi hỏi các cấp, ngành và toàn xã hội phải tiếp tục triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Nghị quyết số 11-NQ/TU với quyết tâm cao hơn, hiệu quả phải cao hơn so với giai đoạn trước, trong đó việc tổ chức thực hiện phải có trọng tâm, trọng điểm và có bước đi phù hợp. Phát triển nguồn nhân lực phải bao gồm cả về trí lực, thể lực gắn với nâng cao chất lượng dân số, sức khỏe, giáo dục - đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, giải quyết việc làm, quản lý và sử dụng nguồn nhân lực. Đồng thời, gắn kết với nhu cầu vị trí việc làm, nhu cầu xã hội và xem đây là một trong những giải pháp lớn, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển trên các ngành, lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để phát triển mạnh 3 trụ cột kinh tế của tỉnh.

Quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nâng cao chất lượng nhân lực tại chỗ, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển. Mở rộng hợp tác, liên kết đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, tay nghề cao trên các lĩnh vực thế mạnh, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo đột phá trong xây dựng đội ngũ cán bộ, chú ý nâng cao chất lượng nhân lực là cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức hành chính nhà nước có chuyên môn cao, có năng lực thực tiễn, phẩm chất đạo đức trong sáng, gần dân, trọng dân, có trách nhiệm với nhân dân…

THANH QUANG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Xây dựng trường học vùng cao đủ chuẩn
Năm học 2019 - 2020, huyện Bắc Bình hợp nhất Trường tiểu học Phan Sơn, Trường tiểu học Phan Lâm và THCS Sơn Lâm thành Trường tiểu học và THCS Sơn Lâm. Hiện trường có 3 điểm trường hàng năm tiếp nhận gần 1.000 học sinh theo học tại 40 lớp, phần lớn là con em đồng bào dân tộc thiểu số (K’ho, Rắclây, Chăm, Nùng).
Nổi bật
Cầu truyền hình 'Dưới lá cờ quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tối 5/5 tại 5 điểm cầu: Khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội