Theo đó, sau Tết Nguyên đán Quý Mão, Sở TN & MT tham mưu tỉnh triển khai lấy ý kiến nhân dân, các tổ chức, đơn vị, hội đoàn thể trong việc góp ý sửa đổi Dự thảo Luật Đất đai năm 2013. Bởi Luật Đất đai là một đạo luật khó, phức tạp, tác động tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, chủ thể trong xã hội, do đó, việc lấy ý kiến nhân dân sẽ là cơ sở thực tiễn quan trọng để tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện dự thảo Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai tại kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023). Đồng thời sở chủ động nghiên cứu sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực đất đai trình tỉnh xem xét; tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch xác định giá đất cụ thể trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm 2023; xác định giá đất của các dự án còn tồn tại năm trước chuyển sang.
Cùng đó, ngành phấn đấu hoàn thành việc thẩm định, trình phê duyệt quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của cấp huyện; thẩm định, trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2023 cấp huyện, làm cơ sở cấp huyện triển khai các dự án kinh tế, xã hội trên địa bàn. Toàn ngành xúc tiến hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận 2.000 ha cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; đẩy nhanh công tác lập, thẩm định công trình giá đất cụ thể bồi thường giải phóng mặt bằng các khu đất trị giá trên 20 tỷ đồng phục vụ thi công. Sở tham mưu các dự án UBND tỉnh có chủ trương thu hồi, tránh lãng phí đất đai. Với dự án tổng thể, sở tổ chức thực hiện thi công xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu quản lý đất đai 33 xã, phường, thị trấn còn lại. Song song đó, tham mưu tỉnh trình HĐND thông qua danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, danh mục dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất năm 2024.
Đối với các nhiệm vụ khác, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở TN&MT chủ động triển khai đấu giá quyền khai thác khoáng sản thông thường hàng năm; tham mưu tỉnh ban hành kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2024. Sở phối hợp các huyện tăng cường công tác kiểm tra xử lý kịp thời các điểm nóng khai thác khoáng sản trái phép; thực hiện dự án “Ứng dụng công nghệ viễn thám, sử dụng ảnh vệ tinh phục vụ công tác quản lý, giám sát khai thác tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Ngành tiếp tục giám sát chặt chẽ các cơ sở, khu vực nguy cơ ô nhiễm môi trường; đảm bảo 100% các dự án được phê duyệt đánh giá tác động môi trường. Đồng thời toàn ngành đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính giải quyết đúng hẹn hồ sơ hợp lệ liên quan đến đất đai, như cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; củng cố đội ngũ cán bộ, công viên chức toàn ngành từ cấp tỉnh đến cấp xã phục vụ người dân, doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm người đứng đầu đảm bảo quản lý TN & MT. Bên cạnh, ngành xúc tiến hoàn thành các dự án lĩnh vực tài nguyên nước, chú trọng công tác bảo vệ môi trường, công tác thanh kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; lĩnh vực biển hải đảo, củng cố kiện toàn công tác cán bộ.
Được biết, năm vừa qua, toàn ngành TN & MT hoàn thành 10 nhiệm vụ tỉnh giao. Cụ thể, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt hơn 116% kế hoạch; hoàn thành công tác thống kê năm 2021. Công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước, khoáng sản được tăng cường, đôn đốc các chủ dự án mỏ khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục trước khi vào khai thác; giám sát việc sử dụng nước trong hoạt động khai thác titan. Các “điểm nóng” môi trường địa bàn tỉnh được giám sát chặt chẽ; thu phí môi trường nước thải công nghiệp đạt gần 107%. Công tác giải quyết đơn thư tranh chấp, khiếu nại, tố cáo đạt gần 91%, vượt chỉ tiêu giao…