2. Sáng đi học, có chị chuẩn bị sẵn phong bì nhét vào cặp con, dặn con lên lớp đưa cho cô. Dặn sao nghe vậy, con chị gặp cô liền ào tới: “Cô ơi! Mẹ con cho cô nè! Trong đó có tiền nữa!”. Cô giáo đứng 1 mình không sao, nếu có đông giáo viên hay phụ huynh khác chắc cô sẽ ngượng chín mặt. Nếu giáo viên nào lớn tuổi, khó tính, chắc hẳn sẽ từ chối. Người ta nói “của cho không bằng cách cho”, đặc biệt là những học sinh đầu cấp, các em còn quá nhỏ và chưa đủ tự tin để thể hiện tình cảm, tấm lòng dành cho cô giáo. Do đó, đây là dịp phụ huynh gần hơn với giáo viên, thay con thể hiện thiện chí và trân quý các thầy cô. Dù món quà không lớn, giá trị không to, nhưng tình nghĩa dành cho nhau vẫn là trên hết.
3. Sáng nay, các nẻo đường ngập các gian hàng bán hoa. Trước cổng trường nào cũng có vài quầy hoa di động khiến không khí ngày Nhà giáo Việt Nam thêm nhộn nhịp. Mấy bạn nhỏ lớp 4, 5 để dành tiền ăn vặt hớn hở mua cho cô 1 bông hoa hồng tươi thắm kèm thêm tấm thiệp do chính mình viết lời chúc thân thương. Còn những bạn cấp 2, cấp 3 thì hùn tiền mua một lẵng hoa lớn và bày đủ trò để làm vui lòng thầy cô giáo. Thời buổi hiện đại, quà tặng dành cho thầy cô cũng kinh tế hơn, thực tế hơn. Dù ít hay nhiều, dù là quà vật chất hay tinh thần thì đó cũng là tấm lòng mà các bậc phụ huynh muốn gửi gắm, tri âncông sức mà thầy cô đã dạy dỗ các con khôn lớn. Đừng để giá trị món quà làm thay đổi cách nhìn, cách nghĩ của các thầy cô về những cô cậu học trò còn non nớt, chưa trưởng thành.
Song Nguyên