Theo dõi trên

Nghĩa tử nghĩa tận, sao nỡ “sóng độc”?

07/07/2023, 06:04

Ở đời thiếu gì kẻ ghen ăn tức ở, làm bậy mà thù dai, hèn mọn. Thời “chủ nghĩa hiện thực phê phán” ở Việt Nam, các nhà văn Nam Cao, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Kim Lân… đã từng miêu tả các nhân vật nông dân điển hình của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám.

Và ở họ bên cạnh những nhân vật nông dân rất đẹp về phẩm hạnh, còn xuất hiện những nhân vật gọi là “chầu rìa”… ích kỷ, hèn mọn, tiểu nhân, đơm chuyện – gọi là phát “sóng độc”. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân (1920 – 2007), năm học 2022 - 2023 đã được chọn làm đề thi môn văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, dư luận đánh giá là đề thi hay…

thai_1.jpg
Tác phẩm Sóng độc của Nhà văn Trần Gia Thái.

Nhà văn Trần Gia Thái viết tiểu thuyết Sóng độc (NXB Hội Nhà văn, 2022). Không gian câu chuyện diễn ra tại một đài truyền hình địa phương. Bọn tiểu nhân tiêu cực, toan tính ở cơ quan đài loại như nhân vật Đỗ Thiết lộng hành, tác oai tác quái phát “sóng độc” gây nhiễu, gây rối nội bộ. Rốt cuộc “sóng độc” bị phanh phui, bọn gian manh, thủ đoạn bị loại bỏ. Những người tốt “sóng lành” được bảo vệ. “Sóng độc” đã là hồi chuông cảnh tỉnh – tiêu cực ở ngay trong ngôi nhà của mình, không gì là không dám làm.

Mới đây, một cựu giám đốc nhà đài tuổi cao, sức yếu đã về miền mây trắng, trong sự tiếc thương của bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân. Nhiều đồng nghiệp, cộng tác viên, công chúng đến thắp hương, dâng hoa tiễn biệt ông; nhiều thư, điện gửi đến chia buồn tiễn đưa ông về trời. Trang mạng xã hội ca ngợi đồng nghiệp quá cố, coi ông như một tấm gương ngay thẳng, tận hiến cho đời.

Nhà báo T.T.H, một cấp phó lên facebook dành cho ông tình cảm đằm thắm, vị thủ lĩnh báo chí sống nghĩa tình, mẫn cán, tinh tường, không vụ lợi. Nhiều bạn đọc, bạn nghe và xem đài đã comment trang facebook của T.T.H, nhờ anh chuyển lời chia buồn tới gia đình cố giám đốc nhà đài. Chuyện khác lạ dễ nhận biết, trong hàng trăm comment ấy, xuất hiện 2 vệt đen xám, theo cách nói của nhà đài là “sóng độc”, dè bỉu, chê bai, độc mồm độc miệng với thủ trưởng cũ. Nghĩa tử nghĩa tận, Út Mũi Né thoáng đọc 2 comment nọ đã ngứa ngáy cái vòi… muốn chích nọc ngay, bởi sự độc mồm độc miệng với sếp cũ – người đã một thời cưu mang, nâng đỡ mình thì đâu còn là tính người nữa?

Út Mũi Né cậy bạn hữu tìm được số điện thoại của chủ trang facebook T.T.H và đã gọi ngay cho anh:

- Bác Cả qua đời, trên facebook của chú lại có 2 “choọc dưa” nào đó comment xằng bậy, mà bây giờ tìm đọc lại để chích nọc cho nó mà đã biến mất?

T.T.H trả lời ngay:

- Trang facebook của T.T.H, chính chủ cho “sóng độc” lưu vài ba tiếng đồng hồ cho các “choọc dưa” lòi cái mặt mo, sau đó chính chủ đã cho “ẩn” vào sọt rác. Xin mọi người hai chữ đại xá!

- Tại sao hai lão đó phát “sóng độc” chĩa vào bác Cả?

T.T.H không một giây suy nghĩ:

- Ui chà, chính hai lão đó có việc làm tiêu cực, gây hại uy tín nhà đài, chiếu nghị quyết của tập thể mà bác Cả ký quyết định xử lý kỷ luật nên bị thù dai, nay hí hửng ra đòn đó thôi (!).

* * *

Các nhà văn “Hiện thực phê phán” trước đây, nhà văn Trần Gia Thái hiện nay quả là cây bút tài hoa nhìn đời, nhìn người. Với Trần Gia Thái, “sóng độc” đâu chỉ tồn tại tại đài truyền hình địa phương nọ được ông tiểu thuyết hóa mà nó có khắp mọi nơi, mọi lúc, chỉ khác là ở mức độ, phạm vi… tác yêu tác quái!

Cảm ơn trang facebook của T.T.H, nhờ nó mà lòi mặt chuột, phơi trắng bụng “choọc dưa”… rằng thưa ông tôi ở bụi này đấy ạ, Kaka! 

ÚT MŨI NÉ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Chuyện chưa kể về 5 chén vàng ở tháp Pô Klong Garai
Tháp Pô Klong Garai ở Phan Rang là một trong những di tích quan trọng trong danh sách được nghiên cứu và trùng tu đợt đầu của tiểu ban hợp tác Ba Lan - Việt Nam những năm 1981 – 1988.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghĩa tử nghĩa tận, sao nỡ “sóng độc”?