Theo dõi trên

Nhiều giải pháp để giảm nợ bảo hiểm xã hội

04/11/2022, 06:06

Tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát, mọi hoạt động kinh tế - xã hội trở lại trạng thái bình thường. Tuy nhiên, không ít doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất, kinh doanh, nên vẫn còn nợ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) kéo dài.

Tỷ lệ nợ cao so với dự toán thu

Tính đến 30/9, tổng số nợ BHXH, BHYT, BHTN, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) phải thu là 138.175 triệu đồng. Trong đó, 115.692 triệu đồng nợ BHXH bao gồm nợ chậm đóng, nợ đọng, nợ kéo dài và nợ khó thu; 18.619 triệu đồng nợ BHYT thì nguồn ngân sách địa phương nợ 7.362 triệu đồng; 2.889 triệu đồng nợ BHTN; 975 triệu đồng nợ BHTNLĐ - BNN. So với cùng kỳ năm trước, số nợ giảm 16.728 triệu đồng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ chiếm 5,26% khá cao so với dự toán thu, cao hơn 0,33% so với chỉ tiêu phấn đấu giảm nợ mà BHXH Việt Nam giao quý III/2022 (4,93%).

z3325261012974-44ee10f8b932781129da2d8b69720e2c-3440.jpg
Người lao động làm thủ tục tại cơ quan BHXH.

Theo phân tích của BHXH tỉnh, doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên vẫn còn để nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài. Cụ thể, nợ kéo dài, nợ khó thu là 85.966 triệu đồng, chiếm 62,2% tổng số tiền nợ. Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, chế biến hải sản, xây dựng, may mặc, giáo dục dân lập và một số đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính… bị ảnh hưởng dịch Covid-19 chưa khắc phục được số tiền nợ phát sinh trước và trong giai đoạn xảy ra dịch bệnh; nên tiếp tục để nợ kéo dài, với số tiền nợ lớn. Còn khoảng nợ đọng, nợ chậm đóng là 29.726 triệu đồng, chiếm 21,5% trên tổng nợ. Nguyên nhân do một số doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, xây dựng cơ bản gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh.

Bên cạnh đó, có 135 doanh nghiệp hiện phá sản, giải thể, mất tích không còn tại địa chỉ theo giấy đăng ký sản xuất kinh doanh…với số tiền nợ BHXH 10.656 triệu đồng. Cơ quan BHXH tỉnh đã lập hồ sơ đầy đủ để xác định nợ theo quy định. Đồng thời, hạch toán số nợ BHYT trên vào khoản nợ khó thu theo hướng dẫn của BHXH Việt Nam. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật quy định để xử lý dứt điểm khoản nợ khó thu đối với các đơn vị đã mất tích, không hoạt động, giải thể, phá sản.

Đôn đốc thu bằng nhiều cách

Trước tình trạng nợ đọng, kéo dài với tỷ lệ cao so với dự toán thu, BHXH tỉnh đã kiểm tra hồ sơ đóng BHXH tại 1.027 đơn vị sử dụng lao động trên toàn tỉnh; thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở đơn vị nợ dưới 2 tháng bằng hình thức điện thoại, nhắn tin, trên cổng dịch vụ công BHXH tỉnh. Hàng tháng, cơ quan BHXH gửi thông báo đến tất cả đơn vị sử dụng lao động đang tham gia BHXH trên địa bàn tỉnh. Với đơn vị nợ từ 3 tháng trở lên, cơ quan BHXH tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị, đã xác lập 1.182 biên bản với đơn vị.

Bên cạnh đó, BHXH thực hiện rà soát, làm việc tại 1.165 đơn vị sử dụng lao động. Theo đó, nhiều trường hợp đã tham gia BHXH nhưng do thông tin đối chiếu chưa đúng khớp, còn sai lệch về nhân thân giữa dữ liệu quản lý của cơ quan Thuế và cơ quan BHXH. Mặt khác, dữ liệu từ cơ quan Thuế cung cấp thuộc nhiều loại hình quan hệ lao động. Đó là lao động mùa vụ, lao động thuê mướn, đơn vị hợp đồng dịch vụ, lao động làm việc không đủ thời gian trong tháng... Vì vậy, sau khi đối chiếu với quy định của pháp luật về BHXH thì phần lớn số lao động nêu trên không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc.

Để hoàn thành chỉ tiêu thu năm 2022 và giảm tỷ lệ nợ xuống dưới 3,94%, BHXH tỉnh tiếp tục tăng cường đôn đốc thu; phân công viên chức, người lao động bám sát đơn vị sử dụng lao động để đôn đốc thu hồi số tiền chậm đóng; phối hợp thanh tra đột xuất các đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng trở lên; các đơn vị đóng BHXH, BHYT, BHTN không đầy đủ cho người lao động.

TRANG MINH


(0) Bình luận
Bài liên quan
Cần tăng thêm chế độ thụ hưởng bảo hiểm xã hội tự nguyện
Mặc dù nhiều giải pháp khác nhau để vận động, tuyên truyền chính sách BHXH tự nguyện được thực hiện, nhưng số người tham gia vẫn chưa đạt như kế hoạch đề ra.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều giải pháp để giảm nợ bảo hiểm xã hội