Theo dõi trên

Nhìn từ vụ cá nam

24/07/2018, 08:36

BT- Từ những tháng đầu năm, gió mùa đông bắc thổi mạnh, nguồn nước đục và chảy xiết gây nhiều khó khăn cho hoạt động đánh bắt thủy sản. Mãi đến cuối tháng 4, thời tiết và ngư trường thuận lợi hơn, cá nổi áp lộng, tập trung tại các vùng lộng, ven bờ.

                
   Tàu thuyền neo đậu tại cảng Phan Thiết.    Ảnh: Đ.Hòa

Hiện toàn tỉnh có tổng số tàu thuyền 6.801. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho mùa cá nam. Song, từ mùa cá nam, ngành thủy sản sẽ còn có những mục tiêu dài hơn để phát triển một cách bền vững. Với số lượng tàu thuyền hoạt động đánh bắt ngày càng phát triển, thì tỉnh đã có những bước hoàn thiện về cơ sở hạ tầng với quy mô lớn hơn.

Theo chương trình mục tiêu phát triển kinh tế thủy sản bền vững giai đoạn 2016 - 2017 trên địa bàn Bình Thuậnvà kế hoạch đầu tư giai đoạn 2018 - 2020. Trong đầu tư phát triển khai thác thủy sản, UBND tỉnh sẽ đầu tư cảng cá, khu tránh trú bão cho tàu cá, tập trung các nguồn lực cùng với sự hỗ trợ của Trung ương tập trung đầu tư xây dựng các cảng cá, khu tránh trú bão quan trọng phục vụ cho tàu cá của ngư dân ra vào, neo đậu, tiêu thụ sản phẩm, tiếp nhận nhiên liệu và tránh trú bão. Theo Quyết định số 1976 ngày 12/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Bình Thuận được quy hoạch 12 khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá, gồm 2 khu tránh bão cấp vùng là Phú Hải và Phú Quý 10 khu tránh bão cấp tỉnh: Liên Hương, Bình Thạnh, Chí Công, Phan Rí, Hòa Thắng, Mũi Né, Ba Đăng, La Gi, Hồ Lân, Hà Lãng; 5 cảng cá (gồm 1 cảng cá loại 1: Phan Thiết; 4 cảng cá loại 2: Phan Rí Cửa, La Gi, Phú Hải, Triều Dương).

Hiện tại, có 4 khu tránh bão (kết hợp cảng cá) đã cơ bản hoàn thành như Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa La Gi. Đây là công trình tránh trú bão kết hợp cảng cá khu vực nghề cá trọng điểm phía Nam của tỉnh. Công trình đầu tư qua 3 giai đoạn: Giai đoạn I (1995 - 1999), tổng vốn đầu tư trên 21 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh; giai đoạn II (2003 - 2006), vốn đầu tư 47,9 tỷ đồng do Tổng công ty Dầu khí Việt Nam hỗ trợ; giai đoạn III (2016 - 2020): Mở rộng và nâng cấp Khu neo đậu tránh trú bão kết hợp Cảng cá cửa biển La Gi, tổng mức đầu tư 157.000 triệu đồng, nguồn vốn Trung ương hỗ trợ.

Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Phú Hải là khu tránh bão cấp vùng kết hợp cảng cá Phú Hải. Công trình khởi công cuối năm 2002, đến tháng 11/2014 đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, khai thác (tổng vốn đầu tư 150.000 triệu đồng). Công trình đảm bảo nơi trú bão cho trên 1.000 tàu cá trong và ngoài tỉnh. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Phan Rí là khu tránh bão trọng điểm phía Bắc tỉnh kết hợp Cảng cá Phan Rí Cửa được đầu tư 2 giai đoạn: Giai đoạn I (1995 - 2003), vốn đầu tư 34 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách tập trung tỉnh; giai đoạn II (khởi công từ năm 2005), vốn được duyệt là 160.374 triệu đồng. Quy mô đầu tư đảm bảo cho 800 chiếc, cỡ tàu đến 300 CV nhưng trên thực tế có trên 1.500 tàu cá neo đậu khi có bão. Khó khăn hiện nay là luồng lạch bị bồi lắng, khu dịch vụ hậu cần trên bến diện tích hẹp, quá tải khi có nhiều tàu cá tập kết tiêu thụ sản phẩm. Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá cửa Liên Hương khởi công năm 2005, bao gồm các hạng mục: Đê ngăn cát và giảm sóng, kè bảo vệ luồng, nạo vét, kè bến cập tàu, khu hành chính - dịch vụ trên bờ... Tổng mức đầu tư dự án được duyệt là 69.834 triệu đồng. Tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2017 thực hiện dự án là 8.309 triệu đồng. Dự án hoàn thành góp phần giải quyết về nơi neo trú cho tàu cá khi có thiên tai.

Một khu đang đầu tư là khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đảo Phú Quý với tổng mức đầu tư dự án được duyệt là 544.694 triệu đồng, khởi công xây dựng năm 2016, bao gồm đê chắn sóng và hệ thống phao neo, hiện đang thi công gói thầu Đê chắn sóng. Tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2016 - 2017 thực hiện dự án là 121.829 triệu đồng; đã giải ngân 121.829 triệu đồng/KH vốn 121.829 triệu đồng (đạt 100%). Còn lại 7 khu tránh bão cấp tỉnh chưa được đầu tư, gồm: Mũi Né (300 chiếc/600 CV), Chí Công (300 chiếc/300 CV), cửa Ba Đăng (400 chiếc/250 CV), Tân Thắng (200 chiếc/200 CV), Bình Thạnh (200 chiếc/200 CV), Hòa Thắng (200 chiếc/200 CV), Hà Lãng (200 chiếc/200 CV).

Tuy nhiên, với những thuận lợi trong vụ cá nam, thì khai thác hải sản xa bờ vẫn là chủ trương lớn cần tiếp tục được đẩy mạnh và có chuyển biến tích cực, theo đúng định hướng tái cơ cấu ngành thủy sản. Tính đến cuối năm 2017, toàn tỉnh có 3.046 tàu cá công suất từ 90 CV trở lên, tăng 151 chiếc so cuối năm 2016, góp phần đưa sản lượng khai thác hải sản năm 2017 đạt 211.970 tấn, tăng 4,1% so năm 2016. Tỷ trọng nhóm tàu công suất lớn từ 36,1% năm 2015 tăng lên 40,7% năm 2016 và lên 43,1% năm 2017 trong đội tàu khai thác toàn tỉnh. Đó là thành quả của sự chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu lực lượng khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh.

    
      Theo Chi cục Thủy sản Bình Thuận, trong 6 tháng đầu năm đã cấp 1.739   giấy phép khai thác thủy sản, 300 giấy phép lặn, 281 giấy phép sử dụng   thiết bị lặn… Thống kê đến cuối tháng 6, toàn tỉnh có sản lượng khai   thác thủy sản 88.565 tấn, đạt 42,2% so kế hoạch năm 2018 (210.000 tấn),   đạt 105,6% so cùng kỳ (83.865 tấn).

 Quang Nhân



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật

Phê duyệt hơn 9,6 tỷ đồng sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu tỉnh
BTO-Chiều 1/11, ông Huỳnh Ngọc Tâm - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho hay, Sở kế hoạch và đầu tư đã ký quyết định phê duyệt dự án Sửa chữa Trung tâm Đào tạo, huấn luyện và thi đấu Thể dục thể thao tỉnh (cơ sở 2, đường Hải Thượng Lãn Ông). Dự án này sẽ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp tỉnh làm chủ đầu tư.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhìn từ vụ cá nam