Theo dõi trên

Những gam màu sáng của “bức tranh” kinh tế Bình Thuận

07/10/2022, 05:23

Trong 9 tháng của năm 2022, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Bình Thuận đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục nhiều khó khăn, thử thách và đạt được những kết quả quan trọng, nhiều chỉ tiêu dần phục hồi và tăng trưởng khá.

Tình hình hoạt động sản xuất - kinh doanh của các doanh nghiệp tốt hơn sau đại dịch. Sản xuất công nghiệp tiếp tục duy trì ổn định. Các ngành dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển, đáp ứng ngày càng cao sự phát triển của thị trường và nhu cầu xã hội. Thu ngân sách đạt khá. Các nguồn lực cho đầu tư phát triển tiếp tục được huy động nhiều hơn...

dsc-3356.jpg
sản xuất công nghiệp duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Ảnh: Đ.Hòa

Một số ngành, lĩnh vực tăng trưởng khá

Đầu tiên là ngành du lịch đã có sự khôi phục và tăng tốc mạnh mẽ. Lũy kế 9 tháng năm 2022 lượng khách du lịch đến Bình Thuận đạt hơn 3,9 triệu lượt khách, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Doanh thu từ hoạt động du lịch trong 9 tháng năm 2022 đạt 9.200,5 tỷ đồng, tăng 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Lượt khách quốc tế đạt 54,3 ngàn lượt khách, tăng 2,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp duy trì ổn định và tiếp tục tăng trưởng. Giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh 9 tháng năm 2022 đạt 29.044,21 tỷ đồng, đạt 75,05% kế hoạch năm, tăng 8,03% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó: Công nghiệp khai khoáng 1.768 tỷ đồng, tăng 37,37%; công nghiệp chế biến chế tạo 14.929 tỷ đồng, tăng 16,51%. Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 2,27% so với cùng kỳ.

Đối với hoạt động xuất khẩu trong 9 tháng năm 2022 khá nổi bật. Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng thủy sản và hàng hóa khác tăng trưởng khá cao. Lũy kế 9 tháng năm 2022 kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 595,57 triệu USD, tăng 32,42% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó nhóm hàng thủy sản đạt 190,02 triệu USD, tăng 58,13%; nhóm hàng hóa khác đạt 394,63 triệu USD, tăng 25,13%; nhóm hàng nông sản đạt 10,92 triệu USD.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thực hiện trên địa bàn Bình Thuận trong 9 tháng năm 2022 ước đạt 28.896,8 tỷ đồng, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó vốn ngoài nhà nước đạt 21.413,8 tỷ đồng tăng 16,7% so với cùng kỳ và chiếm 74,1% trong tổng số vốn thực hiện trên địa bàn; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 2.110 tỷ đồng tăng 45,4% so với cùng kỳ.

Nhờ kinh tế phát triển nên lĩnh vực thu ngân sách cũng đạt kết quả tương đối khá. Toàn tỉnh thu ngân sách 9 tháng năm 2022 được 8.582 tỷ đồng, đạt 101,12% dự toán năm. Thu nội địa 7.713 tỷ đồng, đạt 107,31% dự toán năm, tăng 3,83%. Trong đó, thu thuế, phí và thu khác 6.628,35 tỷ đồng, đạt 112,19% dự toán năm, tăng 7,59%; thu tiền nhà, đất 1.085,45 tỷ đồng, đạt 84,80% dự toán năm; thu thuế xuất nhập khẩu 868,97 tỷ đồng, đạt 66,84% dự toán năm.

Tiếp tục nỗ lực trong những tháng còn lại

9 tháng của năm 2022 Bình Thuận đã đạt được một số kết quả tương đối khá ở một số ngành, lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên nhiều khó khăn, thách thức vẫn đang chực chờ trong những tháng cuối năm, như diễn biến thời tiết phức tạp, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cũng còn nhiều hạn chế. Hoạt động du lịch tiếp tục thách thức, lượng khách du lịch quốc tế chưa phục hồi. Nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh còn hạn chế. Giá nguyên, vật liệu đầu vào, nhất là vật tư sản xuất tăng cao, ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp, khai thác hải sản trên địa bàn tỉnh. Tình hình sâu bệnh hại trên cây trồng, dịch bệnh vật nuôi tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh gây hại. Tình hình xuất khẩu nông sản, tiêu thụ thanh long, cao su gặp nhiều khó khăn... Do đó, những tháng cuối năm 2022 tiếp tục cần sự nỗ lực, chung tay của chính quyền, các sở ngành, các địa phương, doanh nghiệp trong toàn tỉnh.

Các sở ngành, chính quyền các địa phương cần tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, triển khai thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp, gắn thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Về nông lâm nghiệp, tiếp tục nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp và sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Tiếp tục phát triển vững chắc và ổn định giá cả, đầu ra các sản phẩm của các cây trồng chủ lực, lợi thế như thanh long, cao su, lúa... Tập trung triển khai quyết liệt, thực hiện các nghị quyết của Chính phủ về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Chú trọng việc rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và tạo điều kiện thuận lợi nhất để thúc đẩy các dự án và hoạt động của doanh nghiệp.

HUỲNH LÊ


(0) Bình luận
Bài liên quan
Tuy Phong: 
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng kè biển mùa mưa bão
BTO - Những ngày này đơn vị thi công đang tất bật thi công giai đoạn 2 kè biển chống sạt lở khu phố 12, 13 và 14 (thị trấn Liên Hương) đoạn từ K0+450 đến K1+000 dài 550 m tiếp giáp với đoạn kè đã thi công ở giai đoạn 1, nhằm hoàn thành tiến độ đúng kế hoạch vào ngày 20/12/2022.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những gam màu sáng của “bức tranh” kinh tế Bình Thuận