Theo dõi trên

Nửa triệu người Hạ Sahara chết mỗi năm vì thuốc giả

05/02/2023, 09:31

Liên Hiệp Quốc (LHQ) cho biết, sản phẩm y tế lậu và những tác động của chúng đã tốn từ 12 đến 44,7 triệu USD cho chăm sóc y tế mỗi năm.

untitled-1.jpg

Khoảng 500.000 người chết mỗi năm ở khu vực Hạ Sahara châu Phi do dùng thuốc giả và kém chất lượng, Văn phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ (UNODC) cho biết.

Việc thiếu tiếp cận được với dịch vụ chăm sóc sức khỏe phù hợp đã tạo cơ hội cho những kẻ buôn người đưa sản phẩm y tế lậu vào khu vực Sahara của châu Phi sau khi chúng chuyển chệch hướng khỏi chuỗi cung ứng hợp pháp từ Trung Quốc, Bỉ, Pháp và Ấn Độ. “Các sản phẩm này sau đó được vận chuyển qua khu vực này bằng ô tô và xe vận tải”, Báo cáo về Buôn bán Sản phẩm Y tế của khu vực Sahel cho biết.

Hầu hết những người tử vong liên quan thuốc giả hoặc kém chất lượng (khoảng 267.000 người) ở nhiều nước trong khu vực Hạ Sahara của châu Phi gồm Burkina Faso, Chad, Mali, Mauritania và Niger.

Theo báo cáo của WHO, năm 2021, châu Phi có khoảng 593.000 người chết vì bệnh sốt rét.

Hơn 169.271 trường hợp tử vong có liên quan đến thuốc kháng sinh giả và kém chất lượng được sử dụng để điều trị bệnh viêm phổi nặng ở trẻ em.

Khoảng 40% thuốc bị phát hiện là giả được thấy trong chuỗi cung ứng đã sắp đặt, có nghĩa là thuốc được sản xuất bất hợp pháp đã lọt vào hệ thống y tế của các quốc gia ở khu vực Sahara.

Ngoài cảnh báo nguy hiểm của thuốc giả và thuốc kém chất lượng vốn không có tác dụng trong điều trị và tệ nhất là dẫn đến nhiễm độc, báo cáo còn cảnh báo về việc sử dụng thuốc không đúng cách, có thể dẫn đến gia tăng tình trạng kháng thuốc như thuốc kháng sinh và thuốc chống sốt rét.

Francois Patuel, người đứng đầu Đơn vị Nghiên cứu và Ý thức của UNODC cho biết: “Một khi một sản phẩm chuyển chệch hướng khỏi chuỗi cung ứng hợp pháp, sẽ có rất ít sự giám sát về cách sử dụng sản phẩm đó. Nếu bạn… yêu cầu một loại thuốc kháng sinh trên thị trường, bạn sẽ có thể mua được nó. Liệu nó có phải là loại kháng sinh phù hợp để sử dụng hay không, nên phải xem lại vì không phải là thứ gì có thể kiểm soát hết được…” ông nói thêm rằng, nó đang góp phần vào khả năng kháng vi khuẩn và kháng thuốc chống sốt rét.”

Nhiều người, bao gồm nhân viên công ty dược phẩm, và người bán lẻ,… thu lợi bất chính từ việc bán sản phẩm y tế bất hợp pháp. Các cơ quan y tế cho biết, họ đang chiến đấu chống lại vấn nạn này.

Từ năm 2017 – 2021, quốc tế chứng kiến hơn 605 tấn sản phẩm y tế lậu bị tịch thu ở Tây Phi. Trong đó, năm 2020 Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), một tổ chức liên chính phủ được thành lập theo một hiệp định kí tại Paris năm 1960 nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội của các nước thành viên và thế giới, tăng cường thương mại quốc tế đổ lỗi cho đại dịch và sự gia tăng của các hiệu thuốc trực tuyến dẫn đến sự bùng phát thuốc giả.

Tổng thư ký OECD Angel Gurria cho biết: “Việc bán dược phẩm giả và kém chất lượng là tội ác đáng lên án, và việc phát hiện nguồn cung cấp y tế giả liên quan đến Covid-19 ngay khi thế giới đang cùng nhau chống lại đại dịch đang là thách thức cấp bách toàn cầu”.

NINH CHINH (THEO THE NATIONALNEW)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Xuất hiện thuốc giả Voltaren
BT- Theo Cục Quản lý dược, thuốc tiêm Voltaren 75mg/3ml điều trị giảm đau, không chứa corticoid, với số hiệu đăng ký SĐK:  VN-20041-16 - số  lô:  711009 - HD:09.2019 là thuốc giả đang lưu hành trên thị trường.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nửa triệu người Hạ Sahara chết mỗi năm vì thuốc giả