Theo dõi trên

Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn: Tạo thói quen dùng hàng Việt

14/11/2024, 05:40

Các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được tổ chức thời gian qua đã góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi cuộc vận động) trên địa bàn tỉnh. Thông qua các phiên chợ đã tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt cho người dân địa bàn nông thôn, đồng thời giúp doanh nghiệp quảng bá, giới thiệu thương hiệu, mở rộng thị trường, hệ thống phân phối bán lẻ tại các thị trường khu vực nông thôn...

Chương trình phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” được Sở Công Thương phối hợp với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, UBND các huyện, các đơn vị có liên quan và các doanh nghiệp trong, ngoài tỉnh từ năm 2009 đến nay đã thu hút đông người tiêu dùng đến tham quan, mua sắm. Các phiên chợ đã đưa lượng hàng hóa phong phú, giá bán hợp lý, trong đó ưu tiên giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh tới người tiêu dùng. Giá cả các mặt hàng phù hợp với điều kiện kinh tế của người dân ở nông thôn, có mức thu nhập thấp... với chất lượng tương xứng. Đặc biệt, trước thực trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng bán trà trộn trên thị trường như hiện nay, việc tổ chức phiên chợ đã giúp người dân vùng nông thôn, hải đảo có cơ hội tiếp cận những mặt hàng đảm bảo chất lượng, xuất xứ và giá cả hợp lý. Nhờ vậy, nhận thức của người tiêu dùng về hàng Việt được nâng lên.

1c9a668d-e337-46f0-98a8-7063ecec0c1f.jpeg
69cc8f4a-075e-4387-9863-8b6a303d9caf.jpeg
Phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn” tại huyện Bắc Bình

Về phía nhà sản xuất, đây là dịp để quảng bá, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Đồng thời, qua đó tìm hiểu phân khúc thị trường tại vùng nông thôn, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa... nhằm đưa ra phương án kinh doanh hợp lý. Không chỉ kích thích tiêu dùng, các hoạt động này trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp, nhà sản xuất với khách hàng và phát triển hệ thống phân phối hàng Việt. Ngoài bán hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, các doanh nghiệp còn thực hiện các hoạt động khuyến mãi, giảm giá (hầu hết các sản phẩm đều được giảm giá từ 10% đến 30%) và tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi, chăm sóc khách hàng.

Các phiên chợ hàng Việt về nông thôn trên địa bàn tỉnh được tổ chức đã giúp bà con nông dân dễ dàng nhận biết và tiếp cận với các loại hàng hóa đảm bảo an toàn, chất lượng do chính các doanh nghiệp Việt Nam ở trong và ngoài tỉnh sản xuất. Từ đó, có cái nhìn tổng quan hơn về hàng Việt Nam cũng như có thêm nhiều thông tin để so sánh, đánh giá về chất lượng và giá cả đối với hàng Việt và các loại hàng hóa được bày bán trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ trên thị trường.

1c5ebbca-9ebc-4e1a-a6cb-9cfad6abbc35.jpeg
dcb6dd2b-e767-4975-b747-d22b95b56780.jpeg
Các mặt hàng Việt chất lượng được bày bán tại các phiên chợ “Đưa hàng Việt về nông thôn”.

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả của những Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn, Sở Công Thương sẽ tập trung thực hiện tốt tuyên truyền chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn tới người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng tại khu vực nông thôn, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa... và các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh. Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện và các đơn vị liên quan làm tốt công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất để phục vụ tốt cho việc tổ chức các Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn. Vận động và lựa chọn những doanh nghiệp, đơn vị tham gia có uy tín; hàng hóa có chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, có xuất xứ, nguồn gốc rõ ràng, đa dạng, phong phú về mẫu mã, chủng loại, giá cả hợp lý phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người dân khu vực nông thôn, hải đảo, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Trong đó, ưu tiên cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, các sản phẩm đặc trưng, lợi thế của tỉnh… Tổ chức đa dạng các hoạt động như kết hợp các hoạt động khuyến mãi, giảm giá; tổ chức các chương trình văn hóa nghệ thuật đặc sắc để phục vụ bà con trên địa bàn đến tham quan và mua sắm; trao quà cho các học sinh nghèo vượt khó, các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn huyện - nơi tổ chức phiên chợ góp phần làm phong phú các hoạt động tại phiên chợ và thu hút người dân...

Theo Sở Công Thương, qua 15 năm (2009 - 2024) triển khai thực hiện, Sở Công Thương đã phối hợp Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các địa phương tổ chức 45 chương trình đưa hàng Việt về nông thôn tại 7 huyện: Đức Linh, Tuy Phong, Tánh Linh, Phú Quý, Hàm Thuận Bắc, Hàm Tân, Bắc Bình. Dự kiến từ nay đến hết năm 2024 sẽ tiếp tục tổ chức 4 phiên chợ tại huyện Phú Quý, Bắc Bình, Tuy Phong và Tánh Linh. Hỗ trợ trên 900 lượt doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia; tổng 3 doanh số bán hàng đạt khoảng 30 tỷ đồng.

THANH THUỶ


(0) Bình luận
Bài liên quan
TP. Phan Thiết: Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đi vào chiều sâu
Chất lượng hàng Việt ngày càng được nâng lên với mẫu mã, kiểu dáng đa dạng. Nhận thức và thói quen của người tiêu dùng hàng Việt trên địa bàn TP. Phan Thiết đã có nhiều thay đổi đáng kể... Đó là những kết quả nổi bật sau 15 năm (2009 - 2024) thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn TP. Phan Thiết (gọi cuộc vận động).
Nổi bật
Thảo luận các giải pháp khắc phục khó khăn về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
BTO-Tại phiên họp sáng 5/12, kỳ họp thứ 29 - HĐND tỉnh Bình Thuận khóa XI đã tiến hành phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, các lĩnh vực tư pháp năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Trong đó, nội dung nổi lên liên quan đến thu ngân sách nhà nước, đẩy mạnh thu hút đầu tư; vấn đề thực hiện sáp nhập, giảm đầu mối quản lý nhưng vẫn chưa giảm số cơ sở trường lớp…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn: Tạo thói quen dùng hàng Việt