Theo dõi trên

Phủ xanh đất rừng tạo lá chắn phòng, chống thiên tai

08/05/2024, 08:01

Rừng đóng vai trò rất to lớn trong việc ngăn lũ, chống xói mòn, sạt lở đất. Bên cạnh đó, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc điều hòa nguồn nước, giảm thiểu các tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và thiên tai do nước gây ra.

Việc duy trì, bảo vệ, phát triển và nâng cao chất lượng rừng tự nhiên, rừng phòng hộ còn đảm bảo an ninh nguồn nước phù hợp cho từng lưu vực sông, vùng, khu vực trong khi vẫn đảm bảo sinh kế bền vững cho người dân sống phụ thuộc vào rừng...

img_3760.jpg
Cán bộ, viên chức Khối thi đua 6 trồng cây, hưởng ứng Chương trình “Trồng 1 tỷ cây xanh” của Chính phủ.

Phấn đấu trồng 4.100 ha rừng tập trung

Tính đến tháng 12/2023, tổng diện tích có rừng và diện tích rừng đã trồng chưa thành rừng toàn tỉnh là 349.068,56 ha, trong đó, tổng diện tích đất có rừng là 342.127,58 ha, diện tích đã trồng chưa đạt tiêu chí thành rừng là 6.940,98 ha, tỷ lệ che phủ là 43,08%. Căn cứ hiện trạng rừng năm 2023 trên địa bàn tỉnh, năm 2024 tỉnh Bình Thuận phấn đấu trồng 4.100 ha rừng tập trung. Theo đó, mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành lâm nghiệp của tỉnh thực sự trở thành ngành kinh tế - kỹ thuật theo hướng hiện đại, hiệu lực, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao, liên kết theo chuỗi từ phát triển rừng, bảo vệ rừng, sử dụng rừng đến chế biến và thương mại lâm sản. Đồng thời quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng bền vững diện tích rừng và diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp. Phát huy tiềm năng, vai trò và tác dụng của rừng để đóng góp ngày càng quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với bảo vệ môi trường sinh thái...

Để đảm bảo cho việc trồng rừng đúng theo kế hoạch, UBND tỉnh yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh tiến độ thực hiện kế hoạch trồng rừng và trồng cây phân tán năm 2024. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp, động viên, khuyến khích nhân dân, cộng đồng dân cư tích cực tham gia trồng rừng và trồng cây xanh. Đối với các ngành chức năng, địa phương và đơn vị liên quan trên địa bàn, rà soát và bố trí quỹ đất trồng, chuẩn bị đủ cây giống để trồng rừng và trồng cây phân tán, bảo đảm phù hợp và khả thi với tình hình thực tế của từng địa phương. Bên cạnh đó tăng cường huy động nguồn lực từ xã hội hóa, chủ động cân đối, bố trí vốn ngân sách địa phương, kết hợp thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án theo quy định của pháp luật để thực hiện, phấn đấu hoàn thành và vượt kế hoạch trồng rừng và cây xanh năm 2024 trên địa bàn tỉnh.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng

Thời gian qua, các cấp chính quyền địa phương và cơ quan chức năng trên địa bàn tỉnh đã triển khai thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng và đất rừng. Tuy nhiên, tình trạng phá rừng, lấn, chiếm đất rừng, đặc biệt là việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, hộ gia đình chồng lấn vào diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng của chủ rừng Nhà nước vẫn còn xảy ra, nhiều vụ tranh chấp đất rừng vẫn chưa được xử lý, giải quyết triệt để, dứt điểm. Việc xử lý chủ yếu theo vụ việc, chưa có giải pháp đồng bộ, hiệu quả, ảnh hưởng đến kết quả chỉ đạo điều hành, hiệu lực thực thi pháp luật trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn tỉnh.

Để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật, đồng thời khắc phục những tồn tại, yếu kém và nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh vừa có chỉ thị yêu cầu thủ trưởng các sở, ngành, các địa phương, các cơ quan chức năng có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến và tổ chức vận động nhân dân chấp hành các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng và quản lý đất rừng. Chỉ đạo các cơ quan kiểm lâm, công an, tài nguyên và môi trường và UBND cấp xã kiên quyết xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp và đất đai liên quan đến đất rừng. Bên cạnh đó tổ chức rà soát, thống kê toàn bộ diện tích bị lấn chiếm, sử dụng đất rừng trái mục đích để xử lý theo quy định của pháp luật. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, phát hiện sớm mất rừng, cháy rừng đảm bảo hiệu quả. Đối với Sở Tài nguyên và Môi trường, tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất rừng, hướng dẫn cơ quan tài nguyên và môi trường cấp huyện chủ trì, phối hợp các đơn vị chủ rừng thực hiện xử lý, kiến nghị xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, sang nhượng đất rừng trái pháp luật, sử dụng đất rừng sai mục đích theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật. Công an tỉnh, chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng. Phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm về quản lý, bảo vệ rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh…

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Hàm Tân cố gắng không để xảy ra tử vong do bệnh dại
Từ tháng 12/2023 đến nay, Hàm Tân xảy ra 3 ca tử vong do bệnh dại. Nếu các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện tốt, thì khó dập tắt bệnh dại lây từ động vật sang người. Trong khi, mùa nắng nóng hiện nay là môi trường thuận lợi để bệnh dại bùng phát.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phủ xanh đất rừng tạo lá chắn phòng, chống thiên tai