Theo dõi trên

Phát động chiến dịch diệt chuột hại cây trồng năm 2024

08/05/2024, 05:42

Để chủ động ngăn chặn sự gây hại của chuột, góp phần bảo vệ sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh vừa có kế hoạch tổ chức thực hiện phòng, chống chuột hại cây trồng năm 2024.

Mục đích là diệt chuột đồng loạt, tập trung làm nhiều giai đoạn và thực hiện quyết liệt ở giai đoạn đổ ải trên quy mô toàn tỉnh, ngăn chặn tác hại do chuột gây ra đối với sản xuất và đời sống ngay từ đầu năm.

0c907845-3d86-46de-ab30-74132def5975.jpeg
Bẫy chuột hại lúa.

Theo kế hoạch của UBND tỉnh, thời gian phát động chiến dịch diệt chuột tại địa phương sẽ tiến hành 3 đợt, mỗi đợt kéo dài từ 5 -7 ngày trong năm 2024. Cụ thể, đợt 1 từ ngày 10 - 17/5 nhằm bảo vệ cây trồng vụ hè thu. Đợt 2 từ ngày 12 - 19/8 để bảo vệ các cây trồng vụ mùa. Đợt 3 diễn ra từ ngày 25/11- 2/12 với mục đích bảo vệ các cây trồng vụ đông xuân.

72b3ee63-6e4d-4de4-b5b2-4d88c1c10ce4.jpeg
Chuột phá hại cây trồng.

UBND tỉnh yêu cầu chiến dịch diệt chuột được phát động và triển khai thực hiện đồng loạt trên quy mô rộng từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường, thị trấn, các thôn, xóm, tới từng hộ dân... Tổ chức diệt chuột từ cánh đồng đến các bờ mương, bờ máng, ven đê, bờ vùng, bờ thửa, gò đống, ven đường đi lại, diệt chuột từ khu đông dân cư, ven thành phố, thị trấn, gần khu công nghiệp đến các đường làng, ngõ xóm... Diệt trừ chuột phải đúng kỹ thuật, đảm bảo tiến độ và thời gian, an toàn tuyệt đối cho người, gia súc, gia cầm và môi trường.

Trước đó, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Chỉ thị số 1900/CT-BNN-BVTV ngày 15/3/2024 về việc tăng cường công tác phòng chống chuột, bảo vệ sản xuất trồng trọt. Nội dung cho biết, cây trồng thường xuyên chịu tổn thất do sự gây hại của chuột, ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng, đặc biệt là lúa nước. Hàng năm, khoảng 60.000 ha lúa và nhiều diện tích cây trồng khác bị chuột gây hại. Mặc dù có ít diện tích mất trắng, nhưng có nhiều diện tích phải gieo cấy lại.

K. HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Vai trò của Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp
Bình Thuận được biết đến là địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá lớn với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 356.746 ha, chiếm 44,91% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Với lợi thế như vậy, Bình Thuận đang là địa phương có điều kiện để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp cả 3 lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Phát động chiến dịch diệt chuột hại cây trồng năm 2024