Theo dõi trên

Vai trò của Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp

07/04/2024, 08:00

Bình Thuận được biết đến là địa phương có diện tích đất nông nghiệp khá lớn với diện tích đất sản xuất nông nghiệp 356.746 ha, chiếm 44,91% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Với lợi thế như vậy, Bình Thuận đang là địa phương có điều kiện để phát triển toàn diện ngành nông nghiệp cả 3 lĩnh vực là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản.

img_4914.jpg

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể

Thời gian qua, tỉnh Bình Thuận đã tập trung dành nhiều nguồn lực để đầu tư, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều khó khăn do dịch bệnh, biến đổi khí hậu, hạn hán, đất đai bạc màu, nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Mặt khác, sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, việc liên kết, hợp tác sản xuất theo chuỗi giá trị trong nông nghiệp còn ít, hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy, quan điểm chỉ đạo của tỉnh là làm sao để phát triển ngành nông nghiệp hiện đại, bền vững, có giá trị gia tăng cao. Sản xuất hữu cơ gắn với liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ theo chuỗi giá trị và bảo vệ môi trường sinh thái là nhiệm vụ, giải pháp then chốt để phát triển ngành nông nghiệp trở thành 1 trong 3 trụ cột của nền kinh tế của tỉnh. Đặc biệt là phát huy vai trò của Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Theo đó, Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trong hệ thống Hội các cấp trong tỉnh, đồng thời phối hợp các ngành liên quan triển khai các hoạt động hỗ trợ, tư vấn nhằm xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tập thể. Các cấp Hội trong tỉnh còn xác định rõ vai trò, nhiệm vụ của tổ chức Hội trong phối hợp xây dựng, phát triển kinh tế tập thể, từ đó tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt trong cán bộ, hội viên, nông dân về ý nghĩa, mục đích và vai trò chủ thể của nông dân trong việc nhân rộng mô hình kinh tế tập thể. Nắm tình hình địa bàn, tình hình sản xuất, kinh doanh của hội viên, nông dân để tuyên truyền, hướng dẫn nông dân tham gia kinh tế tập thể. Tính đến nay toàn tỉnh có hơn 187 hợp tác xã (HTX) với 48.195 thành viên, hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại, dịch vụ, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp… Thực tế cho thấy, nhiều HTX làm ăn hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở địa phương. Qua quá trình hoạt động, đã xuất hiện các mô hình HTX chuyên ngành, tổ chức sản xuất, liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, đồng thời khai thác, phát huy giá trị sản phẩm có thế mạnh của địa phương như: mô hình trồng nấm linh chi, nấm rơm và sản xuất phân hữu cơ tại HTX nông nghiệp Lạc Tánh, huyện Tánh Linh; mô hình trồng rau thủy canh ở HTX rau Tiến Phát xã Vũ Hòa, huyện Đức Linh; HTX thanh long Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc ứng dụng khoa học - công nghệ, chế biến thành công rượu vang từ trái thanh long…

z4991237618209_53deef705d94db4eb6e8145ce5e387d8.jpg
z5033078388788_0467639412caa8b721b87b8000fec719.jpg

Tiếp tục xây dựng các mô hình kinh tế tập thể

Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, ngày 16/6/2022, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới, rất cần có sự chung tay của các cấp, các ngành, các địa phương và chính những người nông dân của các HTX. Do đó, trong thời gian đến, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong hội viên, nông dân về vai trò, vị trí và tác động của thành phần kinh tế tập thể đối với sự phát triển của kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại của nông dân. Làm cho hội viên, nông dân hiểu kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX và tổ hợp tác là một tổ chức tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và cùng có lợi do những người lao động, các hộ gia đình, các doanh nghiệp tự nguyện liên kết lại với nhau để đáp ứng các nhu cầu chung về kinh tế, xã hội và văn hoá của các thành viên. Tham gia kinh tế tập thể để hạ thấp chi phí và nâng cao hiệu quả kinh tế của các thành viên, từ đó vận động hội viên, nông dân tham gia xây dựng và phát triển các hình thức kinh tế tập thể phù hợp với từng địa phương, địa bàn. Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ hợp tác, hợp tác xã được tiếp cận các nguồn vốn vay, được hướng dẫn khoa học, kỹ thuật, học nghề để đáp ứng nhu cầu của hội viên, nông dân trong phát triển sản xuất, kinh doanh. Thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, phối hợp các ngành hướng dẫn, hỗ trợ các mô hình kinh tế tập thể duy trì hoạt động và hoạt động có hiệu quả. Đặc biệt làm thay đổi tư duy sản xuất phát triển kinh tế nông nghiệp,vận động hội viên, nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp thông qua sinh hoạt chi hội, tổ hội, câu lạc bộ của nông dân. Phát động phong trào thi đua “Cán bộ, hội viên nông dân tích cực tham gia phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp”. Đồng thời tổ chức tôn vinh, khen thưởng, tổng kết, nhân rộng các mô hình kinh tế tập thể trong nông nghiệp điển hình do Hội Nông dân vận động, hướng dẫn, hỗ trợ thành lập. Biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp. Bên cạnh đó rà soát kết quả hoạt động, đề xuất các giải pháp cụ thể hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

PHAN LIÊN


(0) Bình luận
Nổi bật
Về miền Tây thăm “Vườn ông Sáu Dân”
Vừa qua, trong chuyến công tác tại một số tỉnh miền Tây, ghé Vĩnh Long, chúng tôi được giới thiệu tham quan khu lưu niệm cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt hay còn gọi là “Vườn ông Sáu Dân”. Với kiến trúc không gian mở, thiết kế hiện đại, ứng dụng công nghệ số, khu lưu niệm đã tạo nên nét riêng, dung hòa giữa sự trang trọng, thành kính, sâu lắng và sự thân thiện, gần gũi để từ đó truyền tải thông điệp về quê hương, gia đình, cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn, quan trọng của cố Thủ tướng Võ Văn
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Vai trò của Hội Nông dân tham gia phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp