Theo dõi trên

Quốc hội thảo luận về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội

07/01/2022, 15:05 - Lượt đọc: 300

Tiếp tục kỳ họp bất thường lần thứ nhất, Quốc hội khóa XV, sáng nay 7/1, các đại biểu Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ trì tại điểm cầu Bình Thuận có ông Nguyễn Hữu Thông – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh.

4.jpg
ĐBQH tỉnh  dự họp tại điểm cầu Bình Thuận.

Tại Tờ trình dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Chính phủ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về một số chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình, cụ thể như: Tăng bội chi ngân sách nhà nước để có nguồn thực hiện chương trình với số tiền là 240.000 tỷ đồng trong 2 năm 2022-2023. Trong đó, năm 2022 khoảng 102.000 tỷ đồng, tăng tỉ lệ bội chi ngân sách nhà nước lên 5,08% GDP (tăng thêm khoảng 1,1% GDP so với dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 đã được Quốc hội thông qua). Đối với năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình phục hồi của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định hiện hành.

Thảo luận nội dung này, các đại biểu Quốc hội đánh giá đây là những chính sách rất cần thiết, đáp ứng yêu cầu của tình hình trước những tác động hết sức nặng nề đối với nền kinh tế do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Chính vì vậy, đại biểu cho rằng, gói hỗ trợ phải quan tâm đến hiệu quả và cam kết sản phẩm đầu ra. Về căn cứ và tiêu chí đầu tư nguồn lực, căn cứ Luật Đầu tư công và các nghị quyết về phân bổ ngân sách, một trong những quy tắc quan trọng đó là nguồn lực được phân bổ phải được xác định trên các nguyên tắc, tiêu chí và điều kiện ràng buộc. Lần này phân bổ hơn 346.000 tỷ đồng, có mục tiêu phân bổ trực tiếp, có mục tiêu qua các công cụ khác như thuế, hỗ trợ lãi suất. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì phải có nguyên tắc, tiêu chí cụ thể tương ứng với từng gói chính sách.

Đối với cơ chế kiểm tra, kiểm soát và cho vay chặt chẽ, đại biểu cho rằng, Chương trình quy mô lớn nhất từ trước đến nay, gần 350.000 tỷ đồng, nên phải có giải pháp cụ thể. Đại biểu đồng tình với các giải pháp của Chính phủ, cần dự kiến huy động trong nước và vốn vay nước ngoài là bao nhiêu. Theo đại biểu, cần huy động nguồn vay trong nước, vay nước ngoài thời gian trả nợ, điều kiện ràng buộc rất khó. Cũng theo đại biểu, trong công tác phòng, chống dịch, phải nâng cao năng lực của y tế cơ sở, trong gói 14.000 tỷ đồng, phải cân nhắc quan tâm đến con người. Cán bộ y tế tuyến cơ sở yếu về chuyên môn, phải nâng cao năng lực, cơ sở vật chất, nhưng cần có trọng tâm trọng điểm. Ngoài ra, cần làm rõ tiêu chí, cần ưu tiên tập trung đầu tư trang thiết bị y tế cho trung tâm y tế, bệnh viện tuyến huyện, bởi theo đại biểu, như vậy sẽ hiệu quả lâu dài hơn…

T.HÀ

Bài liên quan
Kỳ họp thứ hai - Quốc hội khóa XV: Quyết định những vấn đề lớn của đất nước
BTO- Trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ hai – Quốc hội khóa XV sáng nay (20/10), dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội đã dành 1 phút mặc niệm đồng bào tử vong; cán bộ, chiến sĩ hy sinh vì dịch Covid-19.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Quốc hội thảo luận về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội