Theo dõi trên

Tảng băng trôi lớn nhất thế giới dịch chuyển lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ

27/11/2023, 16:44

Một tảng băng trôi có kích thước gấp gần 3 lần diện tích của thành phố New York, Mỹ đã tách ra khỏi đáy đại dương và bắt đầu dịch chuyển sau hơn 3 thập kỷ. Đây là cảnh tượng hiếm thấy đối với các nhà nghiên cứu sông băng, bởi A23a được xác định là tảng băng trôi lớn nhất thế giới có kích thước khổng lồ, nặng 1.000 tỉ tấn, rộng 4.000km2.

screenshot_1701078336.png

A23a - tảng băng trôi lớn nhất thế giới và lâu đời nhất thế giới đã được phát hiện dịch chuyển hồi thứ sáu vừa qua, sau hơn 3 thập kỷ nằm yên. Với diện tích gần 4000 km2, A23a có kích thước gần gấp 3 lần thành phố New York.

Kể từ khi tách khỏi thềm băng Filchner-Ronne ở Tây Nam Cực vào năm 1986, phần đế tảng băng trôi bị mắc kẹt ở biển Weddell suốt từ đó cho đến nay. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi, theo hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy A23a nặng gần 1000 tỷ tấn hiện đang dịch chuyển nhanh về phía bắc của Bán đảo Nam Cực, nhờ vào sự hỗ trợ của gió và dòng chảy mạnh.

Nhà nghiên cứu về sông băng Oliver Marsh, người làm việc tại Cơ quan khảo sát Nam Cực, cho biết việc một tảng băng trôi có kích thước khổng lồ như thế di chuyển là điều rất hiếm gặp, vì vậy các nhà khoa học sẽ theo dõi chặt chẽ quỹ đạo chuyển động của nó.

Khi tốc độ dịch chuyển tăng lên, A23a có thể sẽ trôi vào hải lưu vòng Nam Cực, đó là dòng hải lưu chảy theo chiều kim đồng hồ từ tây sang đông xung quanh Nam Cực. Sau đó, A23a có thể sẽ hướng về phía Nam đại dương, nơi có nhiều tảng băng đang trôi nổi.

Nói về lý do tại sao A23a lại dịch chuyển, Marsh cho rằng khả năng cao là vì theo thời gian, A23a đã mỏng đi một chút, vì thế nó có thể nổi khỏi đáy đại dương và bị dòng hải lưu đẩy đi. Có thể A23a sẽ dịch chuyển tại đảo Nam Georgia. Điều này sẽ gây ra các vấn đề cho động vật hoang dã tại Nam Cực. Bởi hàng triệu con hải cẩu, chim cánh cụt và chim biển sinh sản trên đảo và tìm kiếm thức ăn ở vùng biển xung quanh. A23a sẽ trở thành vật cản cho các loài động vật khu đó.

Vào năm 2020, một tảng băng trôi khổng lồ khác có tên là A68 cũng đã làm các nhà khoa học lo ngại khi nó tiến về khu đảo Nam Georgia, về việc tảng băng có nguy cơ nghiền nát các sinh vật biển và đe dạo nguồn thức ăn của các loài động vật. Tuy nhiên, thảm hoạ đó đã không xảy ra khi A68 đã vỡ thành nhiều phần nhỏ trước khi tiến vào Nam Georgia.

Các nhà khoa học cũng đang hy vọng kịch bản như thế sẽ xảy ra với A23a. Dù cho “với quy mô to lớn như thế, tảng băng trôi có khả năng tồn tại khá lâu ở Nam Đại Dương, dù cho thời tiết có ấm hơn nhiều. Nó cũng có thể tiến về phía Nam Phi và gây cản trở cho hoạt động vận chuyển".

H LAN (TỔNG HỢP)


(0) Bình luận
Bài liên quan
Chính phủ mới của New Zealand tuyên thệ nhậm chức
Sáng 27/11, chính phủ trung hữu của New Zealand đã tuyên thệ nhậm chức.
Nổi bật
Cầu truyền hình 'Dưới lá cờ quyết thắng' kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Cầu truyền hình "Dưới lá cờ quyết thắng" do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện đã diễn ra tối 5/5 tại 5 điểm cầu: Khu vực Sân hành lễ, Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ tại đồi D1 (Điện Biên); Quảng trường Ba Đình (Hà Nội); Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa); Nhà rông Kon Klor (Kon Tum), Khu di tích Cột cờ Thủ Ngữ (Thành phố Hồ Chí Minh).
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tảng băng trôi lớn nhất thế giới dịch chuyển lần đầu tiên sau hơn 3 thập kỷ