Theo dõi trên

Tăng cường quản lý nợ thuế

17/01/2024, 05:44

Tổng nợ thuế do ngành thuế quản lý hiện vẫn còn cao với 1.073,1 tỷ đồng. Vì vậy, quản lý nợ thuế đôn đốc thu kịp thời cho ngân sách nhà nước (NSNN) là nhiệm vụ trọng tâm mà ngành thuế tập trung ngay từ đầu năm 2024.

Thu hồi 428,6 tỷ đồng nợ có khả năng thu

Trong năm 2023, toàn ngành thuế thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý nợ thuế, trong đó tập trung chỉ đạo các đơn vị thực hiện rà soát tình hình nợ thuế của các doanh nghiệp (DN) hoạt động kinh doanh xăng dầu, người nộp thuế (NNT) có phát sinh tiền thuế nợ lớn… để thực hiện ngay các biện pháp đôn đốc, cưỡng chế để thu hồi tiền thuế nợ vào NSNN, không để phát sinh thêm nợ mới. Cùng với đó, triển khai xử lý nợ, khoanh nợ, xóa nợ không còn khả năng nộp NSNN; tổ chức rà soát dữ liệu kê khai thuế, chứng từ nộp của NNT; rà soát, phân loại nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế, lập danh sách các DN, cá nhân nợ thuế theo từng nhóm nợ, khoản nợ.

Làm tốt công tác thu nợ đảm bảo công bằng cho doanh nghiệp.

Toàn Cục đã ban hành 966.254 lượt thông báo bằng phương thức điện tử gửi NNT đôn đốc thu; 943 quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản đối với những trường hợp nợ quá 90 ngày với số tiền 1.307 tỷ đồng; 229 quyết định cường chế hóa đơn với số tiền 229,8 tỷ đồng... Công khai thông tin của 243 NNT dây dưa, chây ỳ nợ thuế, không nộp tiền đúng hạn lên phương tiện thông tin đại chúng. Với nhiều biện pháp kể trên, toàn ngành thuế đã thu hồi 428,6 tỷ đồng nợ có khả năng thu của năm trước, đạt 70% chỉ tiêu nợ giao (612,2 tỷ đồng). Trong đó, thu bằng biện pháp quản lý nợ là 362,7 tỷ đồng, thu bằng biện pháp cưỡng chế nợ là 65,9 tỷ đồng. Tổng số nợ thuế ngành thuế quản lý đến cuối năm 2023 là 1.073,1 tỷ đồng, giảm 19,5% so với năm 2022, tỷ lệ nợ thuế trên tổng thu năm 2023 là 11,9%.

Phân loại nợ của từng đối tượng nợ thuế để có giải pháp thu nợ.

Theo Cục Thuế tỉnh, nguyên nhân dẫn đến nợ thuế do một số DN phát sinh số thuế lớn như thuế GTGT kê khai quý, thuế tài nguyên, quyết toán thuế TNDN năm 2022... nhưng chưa nộp đủ số thuế còn nợ vào NSNN do khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản… của một số dự án do có vướng mắc chưa đi vào hoạt động, khai thác, chờ các địa phương giải phóng mặt bằng, giải quyết đền bù, tranh chấp, hoặc chờ phê duyệt phương án điều chỉnh mục đích sử dụng, điều chỉnh diện tích khai thác… Tuy nhiên, theo quy định pháp luật cơ quan thuế tính nợ theo thông báo nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản nên NNT chưa chấp hành nộp tiền vào NSNN. Một số khoản tiền thuế, tiền thuê đất đã hết thời gian gia hạn nộp thuế theo nghị định, quyết định của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho người dân và DN, cơ quan thuế đã thực hiện biện pháp đôn đốc thu nhưng NNT vẫn còn khó khăn về dòng tiền, chưa nộp được tiền thuế đã được gia hạn vào NSNN…

Các giải pháp kéo giảm nợ thuế

Tiếp tục xác định công tác thu nợ là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của toàn thể công chức ngành thuế. Ngay từ đầu năm 2024, lãnh đạo ngành thuế đã giao nhiệm vụ thu nợ thuế của năm cụ thể, chi tiết tới từng trưởng phòng, chi cục trưởng, đội trưởng và từng cán bộ ngay và tập trung đẩy mạnh các biện pháp quản lý nợ theo kế hoạch đề ra. Cùng với đó, triển khai quyết liệt các phương án xử lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo chỉ đạo của Bộ Tài chính và ngành giao, gắn với rà soát, phân loại nợ, tổng hợp chính xác số tiền thuế nợ, phân tích nguyên nhân nợ của từng đối tượng nợ thuế để có giải pháp đôn đốc thu nợ hiệu quả. Tổ chức các đoàn công tác địa phương kiểm tra công tác quản lý nợ, đôn đốc xử lý nợ đọng thuế tại một số chi cục thuế có số nợ thuế lớn, tăng cao; kiểm tra chuyên đề về việc thực hiện quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với các phòng và các chi cục thuế để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những vi phạm trong công tác quản lý nợ. Song song đó, đẩy mạnh tuyên truyền các quy định pháp luật về nợ thuế để nâng cao tính tuân thủ, khuyến khích tự nguyện, tự giác của NNT trong việc thực hiện các quy định nộp thuế.

Ngành thuế tích cực phối hợp với các cơ quan hữu quan trong công tác thu hồi tiền thuế nợ cho NSNN, kiến nghị xử lý dứt điểm những khoản nợ dây dưa, kéo dài nhiều năm. Tập trung rà soát các dự án hết thời gian ưu đãi thuế, các dự án mới phát sinh, các khoản truy thu theo kiến nghị của cơ quan Kiểm toán, Thanh tra... nhằm thu đúng, đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí, thu từ đất đai, tài nguyên, khoáng sản và thu khác vào NSNN…

T.DUYÊN


(0) Bình luận
Bài liên quan
Nỗ lực kéo giảm nợ thuế
BT- Thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, Bộ Tài chính về việc tăng cường công tác quản lý nợ, năm 2020 ngành thuế tỉnh hoàn thành chỉ tiêu không để nợ thuế vượt quá 5% tổng thu.
Nổi bật
Lên lịch khám phá Bình Thuận dịp lễ 30/4 - 1/5
Với bờ biển đẹp, “thủ đô resort”, sa mạc cát thu nhỏ ở Đồi Hồng, Bàu Trắng, núi Tà Cú với tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam, chùa Cổ Thạch, hải đăng Kê Gà lâu năm hay đi du thuyền trên lòng hồ Hàm Thuận, săn mây ở Đa Mi, trải nghiệm thực tế vườn thanh long, làng chài Mũi Né, vui chơi, mua sắm ở khu phức hợp Novaworld Phan Thiết… Bình Thuận đang là điểm du lịch để du khách tìm đến…
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng cường quản lý nợ thuế