Theo dõi trên

Tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi

25/05/2017, 15:15

BT- Thời gian gần đây, việc sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi khá phổ biến làm ảnh hưởng đến việc xuất khẩu cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng. Do đó, Chính phủ vừa ban hành Nghị định 41/2017/NĐ-CP nâng mức xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản, lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi… có hiệu lực từ 20/5/2017. Theo đó, hành vi sử dụng kháng sinh, chất cấm trong chăn nuôi và sản xuất gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi sẽ phạt tiền từ 50 - 70 triệu đồng. Các cơ sở sản xuất, chăn nuôi buộc phải khắc phục hậu quả như tiêu hủy thức ăn có chứa chất cấm hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng, tiếp tục nuôi dưỡng vật nuôi sử dụng chất cấm tới khi không còn tồn dư chất cấm mới được phép xuất bán hoặc giết mổ, hoặc tiêu hủy vật nuôi trong trường hợp tái phạm sử dụng chất cấm.

Nghị định cũng quy định hành vi vận chuyển, kinh doanh, thu gom, giết mổ động vật, chế biến sản phẩm có chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi sẽ bị phạt từ 40 - 50 triệu đồng. Các cơ sở vi phạm còn có thể bị đình chỉ hoạt động sản xuất, gia công, kinh doanh thức ăn chăn nuôi từ 6 tháng đến 1 năm trong một số trường hợp...

M.V



(0) Bình luận
Bài liên quan
Nổi bật
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng (1/5/1904 – 1/5/2024): Người chiến sĩ cộng sản kiên trung, hiến dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng
Đồng chí Trần Phú – Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta sinh ngày 1/5/1904 trong một gia đình nhà nho yêu nước tại thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên. Dù đồng chí hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ, nhưng Đảng và Nhân dân ta luôn nhớ tới đồng chí, nhớ tới những đóng góp to lớn của đồng chí với sự nghiệp cách mạng, nhớ tới người Cộng sản bất khuất, kiên trung, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người con ưu tú của Đảng và Nhân dân.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tăng mức xử phạt đối với hành vi sử dụng chất cấm trong chăn nuôi