Theo dõi trên

Tánh Linh: Nông dân lãi cao vụ đông xuân

17/04/2024, 05:15

So với các năm trước, vụ đông xuân năm 2023 - 2024 có những khó khăn nhất định, nhất là nắng hạn gay gắn, nguồn nước tưới có lúc, có nơi thiếu hụt cục bộ, song nhờ sự quan tâm kiểm tra, chỉ đạo tháo gỡ kịp thời của Ủy ban nhân dân huyện Tánh Linh nên kết quả năng suất đạt cao, trung bình 74 tạ/ha, sản lượng khoảng 67.000 tấn, đạt trên 110% kế hoạch vụ. Với giá hiện tại dao động từ 7.000 – 7.500 đồng/kg nông dân thu từ 25 - 30 triệu đồng/ha.

Đi kiểm tra các diện tích lúa vụ đông xuân 2023 - 2024 đang cho thu hoạch, ông Mai Trí Mân, Phó trưởng Phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tánh Linh cho biết: Vụ đông xuân 2023 – 2024 toàn huyện sản xuất với tổng diện tích gieo trồng 11.552/11.349 ha, đạt gần 102% kế hoạch vụ, bằng 94,2% so với cùng kỳ, trong đó cây lúa gieo trồng 9.019 ha, các giống lúa sử dụng chủ yếu OM4900, OM5451, OM6976, OM7347, OM2395, ML202. OM4900. Do những tháng đầu năm 2024 tình hình thời tiết nắng nóng và lưu lượng xả Nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi về hạ du thấp 27 -32 m3/s, do đó, một số địa phương Đồng Kho, Gia An, Đức Bình... xảy ra thiếu nước cục bộ trên một số diện tích. Nhờ chủ động trong công tác chỉ đạo phòng chống hạn, đặc biệt qua kết quả làm việc với Công ty Thủy điện Đa Nhim - Hàm Thuận - Đa Mi để đề xuất cho vận hành cụm Nhà máy Thủy điện Hàm Thuận - Đa Mi trong thời gian từ 29/2/2024 đến 31/3/2024 tăng lưu lượng chạy máy trung bình ngày tối thiểu 40 m3/s và thời gian tối thiểu 14 giờ/ngày, sự điều tiết hợp lý lịch bơm, tưới của Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Bình Thuận - Chi nhánh La Ngà và chủ động của các tổ dùng nước các xã, thị trấn nên cơ bản ổn định nước tưới cho các diện tích sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024.

lanh-dao-dia-phuong-kiem-tra-dong.jpg

Trong vụ đông xuân năm nay đã thực hiện xã hội hóa giống lúa được 312 ha, trong đó có 4 ha sản xuất giống siêu nguyên chủng của Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời sản xuất tại xã Đồng Kho, còn lại sản xuất giống nguyên chủng 304 ha tại các xã Đức Phú, Nghị Đức, Măng Tố, Bắc Ruộng, Huy Khiêm, Đồng Kho, Đức Bình, Đức Thuận, Gia An và thị trấn Lạc Tánh, nông dân ngày càng quan tâm đến việc sử dụng giống lúa xác nhận đưa vào sản xuất lúa, từ đó đã làm tăng tỷ lệ giống lúa xác nhận khoảng trên 95%. Nhằm khuyến khích bà con nông dân sản xuất theo hướng chất lượng cao, trong vụ huyện đã thực hiện hỗ trợ đất lúa theo Nghị định số 35 và Nghị định số 62 của Chính phủ với tổng kinh phí trên 3,7 tỷ đồng...

Ngoài liên kết theo Nghị định 98 của Chính phủ, các địa phương còn thực hiện liên kết với các công ty, doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất 3.000 ha lúa chất lượng cao trên 3.400 ha, diện tích lúa quy hoạch cánh đồng lớn giai đoạn 2021-2025. Bằng các nguồn vốn hỗ trợ khuyến nông, huyện đã xây dựng các mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP có gắn nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” được 79 ha. Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp huyện đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, áp dụng quy trình SRI trong canh tác tại 2 xã Đức Phú và Gia An với diện tích 10 ha theo chương trình khuyến công, năng suất đạt 75 tạ/ha, cao hơn 5 tạ/ha so với sản xuất thông thường, lợi nhuận cao hơn từ 4 - 5 triệu đồng/ha.

kiem-tra-lua-dong-xuan.jpg

Để sử dụng nguồn nước tiết kiệm trong sản xuất vụ đông xuân 2023 - 2024, các địa phương Đức Phú, Nghị Đức, Bắc Ruộng, Đồng Kho, Lạc Tánh, Gia An... đã chủ động chuyển đổi sang cây trồng khác trên đất trồng lúa với diện tích 1.833 ha; trong đó, 902 ha chuyển sang trồng bắp, 552 ha trồng đậu các loại, 379 ha trồng đậu phộng. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của các địa phương đã phát huy hiệu quả tính linh hoạt trong sử dụng đất và tăng cường tiết kiệm nguồn nước tưới, hạn chế sâu bệnh hại cây lúa cho các vụ sau.

Vụ đông xuân 2023 - 2024 của huyện Tánh Linh thắng lợi, nông dân thu lãi cao, song thực tế vẫn còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là tình hình thời tiết nắng nóng, thiếu nước cục bộ xảy ra. Các đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây trồng thường xuyên xuất hiện, gieo sạ dày, lúa cỏ, lúa ma, lúa 2 tầng diễn ra phổ biến trên các loại giống lúa… Đây là những vấn đề đặt ra cần có giải pháp tích cực của chính quyền địa phương trong thời gian tới để giúp nông dân yên tâm sản xuất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, bền vững.

NGỌC KHÁNH


(0) Bình luận
Bài liên quan
“Tín chỉ carbon rừng cơ hội và thách thức”
Đây là chủ đề hội thảo do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh phối hợp với các cơ quan đơn vị, chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tổ chức vào sáng ngày 10/4 tại TP. Phan Thiết. Tham dự hội thảo có lãnh đạo một số sở, ban, ngành, hội, hiệp hội liên quan.
Nổi bật
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024): 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành
Ngày 22/12/1944, tại khu rừng giữa hai tổng Hoàng Hoa Thám và Trần Hưng Đạo thuộc châu Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (nay là xóm Nà Sang, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND Việt Nam) được thành lập theo Chỉ thị của Lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ngày 22/12/2024 tròn 80 năm kỷ niệm sự kiện đặc biệt quan trọng này: Ngày thành lập QĐND Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Tánh Linh: Nông dân lãi cao vụ đông xuân