Trong đó, chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, người đứng đầu chính quyền, cơ quan, tổ chức, đơn vị trong bảo đảm thực hiện quyền trẻ em. Mở rộng, tăng cường vai trò, trách nhiệm của các thành viên tham gia mạng lưới xã hội bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Tăng cường công tác phối hợp liên ngành giữa các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước, cơ quan tư pháp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội trong phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp, xử lý các vụ việc xâm hại trẻ em; phòng, chống bạo lực trẻ em trong gia đình, trường học; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là đuối nước, tai nạn giao thông; hỗ trợ và chăm sóc trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh; phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng; chăm sóc, phát triển toàn diện trẻ em.
Sở Thông tin và Truyền Thông cũng yêu cầu đẩy mạnh tuyên truyền công tác xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh cho trẻ em; trợ giúp, hỗ trợ, can thiệp kịp thời cho trẻ em có nguy cơ và bị xâm hại, chăm sóc thay thế, ưu tiên chăm sóc thay thế tại môi trường gia đình cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Kịp thời phát hiện các trường hợp trẻ em có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, bóc lột sức lao động; làm tốt công tác phòng ngừa, hướng dẫn việc phát hiện, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em đến Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 và các cơ quan có thẩm quyền.
Riêng năm 2023, tập trung tuyên truyền Tháng hành động vì trẻ em; Tết Trung thu cho trẻ; diễn đàn trẻ em các cấp, lựa chọn trẻ em tham dự Diễn đàn trẻ em quốc gia năm 2023; phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em. Thông qua công tác tuyên truyền nhằm góp phần bảo đảm trách nhiệm thực hiện quyền trẻ em được quy định tại Luật Trẻ em; Nghị quyết số 121 của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em...