Đậu nành rang cháy đen dùng pha trộn trong chế biến cà phê được phát hiện. Ảnh: Đ.Hòa |
2. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam nằm trong 50 nước thuộc top 2 của bản đồ ung thư (50 nước cao nhất thuộc top 1) về mắc bệnh ung thư. Cụ thể, Việt Nam đang xếp ở vị trí 78/172 quốc gia, vùng lãnh thổ khảo sát xếp trong top 2 của bản đồ ung thư thế giới. Số trường hợp mắc mới ung thư tăng nhanh từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 năm 2010 và dự kiến sẽ vượt qua 190.000 ca vào 2020. Mỗi năm có khoảng 115.000 người chết vì ung thư, tương ứng 315 người/ngày. Nguyên nhân khiến bệnh lý ung thư ngày càng tăng, theo các bác sĩ chuyên khoa ung bướu do nhiều yếu tố, trong đó ngoài việc chẩn đoán bệnh ngày càng hiện đại nên phát hiện bệnh sớm, sự ảnh hưởng của lối sống, môi trường sống, thì nguồn nước ô nhiễm, đặc biệt nguồn thực phẩm chứa chất bảo quản độc hại có trong thức ăn hàng ngày là một hiểm họa.
Có dịp đi cùng đoàn kiểm tra thực phẩm những ngày vừa qua mới thấy hết sự bất lương của người sản xuất, mà như các chuyên gia nhận định là “người Việt tự đầu độc người Việt”. Chúng ta không thể hình dung hằng ngày con cháu chúng ta ăn bánh trộn toàn hóa chất, hay mỗi sáng thứ mà không ít người nhâm nhi là đậu nành cháy khét để tạo độ đắng pha cà phê; đó là những miếng chả thơm phức chứa hàn the. Hay tương ớt toàn bột pha hóa chất hương liệu… Phải chăng nguyên nhân của đột biến các bệnh nan y một phần cũng từ đây.
3. Sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, đặc biệt là các vụ việc được phát hiện qua công tác trinh sát của lực lượng Cảnh sát môi trường (Công an tỉnh) đã phần nào làm người dân an tâm hơn. Tuy nhiên sự nỗ lực triệt phá trên cho thấy, đây chỉ mới là phần nổi của tảng băng chìm mang tên “thực phẩm bẩn”. Chỉ thị số 16 ngày 6/10/2016, của Tỉnh ủy về “tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vệ sinh an toàn thực phẩm trong tình hình mới” nhận định khá rõ: Dù có nhiều cải thiện, tuy nhiên công tác quản lý an toàn thực phẩm hiện còn nhiều hạn chế bất cập, thể hiện công tác tuyên truyền thanh kiểm tra, xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm chưa đáp ứng yêu cầu. Không ít cơ sở sản xuất vì lợi nhuận, bất chấp khỏe người tiêu dùng, gây tâm lý lo lắng, bức xúc trong xã hội.
Thiết nghĩ, trong thời gian tới, không chỉ có các lực lượng chủ chốt mà cần thiết phải có sự vào cuộc mạnh mẽ của tất cả các sở, ngành liên quan cùng chính quyền địa phương, nhất là ở cơ sở. Đặc biệt là người dân cũng cần đóng vai trò trung tâm bên cạnh việc tiêu dùng thì cần nâng cao công tác giám sát, thông qua việc tố giác các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn. Đây cũng là cách ngăn chặn hiệu quả để chúng ta tẩy chay cách làm ăn gian dối, bất nhân.
Phúc Sinh