Theo dõi trên

Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung

13/11/2024, 05:05

Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận, từ đầu năm 2024 đến nay, ngành chăn nuôi của tỉnh tiếp tục có sự chuyển dịch tích cực.

Đó là sự chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang hình thức chăn nuôi trang trại, gia trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trong đó có 10 trang trại được công nhận chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và 1 doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và được phép xuất khẩu là Công ty TNHH Chăn nuôi Tafa Việt.

z4204394215166_c467d87c3c7148b98e87068d4ded0518.jpg
Trang trại chăn nuôi heo tại Bình Thuận.

Cũng theo tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh tiếp tục duy trì và phát triển. So cùng kỳ năm trước, đàn bò ước tăng 1,8% (184.300 con/ 181.000 con); đàn heo ước tăng 4,7% (400.000 con/382.000 con); đàn gia cầm ước tăng 1,3% (6.880 ngàn con/6.794 ngàn con). Tổng sản lượng thịt hơi các loại ước đạt 78.000 tấn/kế hoạch 96.000 tấn, tăng 6,6% so cùng kỳ.

542f7d8d61fec3a09aef.jpg
Chăn nuôi bò tại Tuy Phong.

Liên quan đến hoạt động chăn nuôi, thời gian qua ngành nông nghiệp tỉnh tập trung chỉ đạo triển khai chặt chẽ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm. Từ đầu năm đến nay triển khai tiêm phòng các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm đạt trên 17.960.000 liều; kiểm dịch đạt 2.524.636 con động vật các loại; kiểm soát giết mổ đạt 48.064 con động vật các loại. Cùng với đó, tiếp tục phối hợp với các địa phương tập trung triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt triển khai tốt tháng tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi năm 2024.

Đáng chú ý, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh không xuất hiện các ổ dịch bệnh nguy hiểm như cúm gia cầm, lở mồm long móng ở gia súc, bệnh tai xanh trên heo, bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò. Một số bệnh truyền nhiễm khác có xảy ra trên gia súc, gia cầm nhưng ở mức độ lẻ tẻ không lây lan thành dịch. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 8 ca bệnh dại trên chó, mèo tại địa bàn TP.Phan Thiết, huyện Tánh Linh và 1 ổ dịch bệnh dịch tả heo châu Phi (DTHCP) trên địa bàn huyện Hàm Tân. Đến thời điểm này, tình hình dịch bệnh dại trên động vật đã được kiểm soát, không xuất hiện thêm ca bệnh dại trên chó. Riêng ổ dịch bệnh DTHCP trên địa bàn huyện Hàm Tân đang được ngành Nông nghiệp và PTNT và chính quyền địa phương kiểm soát, giám sát chặt chẽ để không lây lan sang các khu vực khác trên địa bàn tỉnh…

K. HẰNG


(0) Bình luận
Bài liên quan
Phát triển công nghiệp chế biến sản phẩm chăn nuôi
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi đến năm 2030 tại Quyết định số 1740/QĐ-TTg. Mục tiêu chung của Đề án nhằm nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường sản phẩm chăn nuôi trong nước và xuất khẩu.
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung