Cụ thể, những bằng chứng bao gồm: Các văn bản do triều đình phong kiến Việt Nam ban hành từ thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX. Sưu tập gồm 95 bản đồ và 4 cuốn Atlas tuyển chọn từ hơn 260 bản đồ và các Atlas liên quan đến vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Sưu tập 102 ấn phẩm xuất bản tại các nước phương Tây từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX. Hình ảnh tư liệu về quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thời Pháp thuộc và thời Việt Nam cộng hòa; hình ảnh về các di tích, về những hùng binh Hoàng Sa và lễ Khao lề thế lính ở đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi); hình ảnh về đời sống và sinh hoạt của quân và dân ở huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa) hiện nay do Bộ Thông tin và Truyền thông sưu tầm; hình ảnh về các hoạt động sưu tầm, giữ gìn và trao tặng các tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở tỉnh Quảng Ngãi và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Những công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam và quốc tế xuất bản ở trong và ngoài nước từ trước đến nay. Bộ Atlas Universel do Philippe Vandermaelen (1795 - 1869), nhà địa lý học người Bỉ, người sáng lập Viện Địa lý Hoàng gia Bỉ biên soạn.
Để buổi triển lãm diễn ra thành công, Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng, các sở, ngành liên quan tổ chức triển lãm theo đúng mục đích, yêu cầu đặt ra. Đồng thời, thực hiện toàn bộ nội dung liên quan đến công tác triển lãm. Riêng 2 huyện Đức Linh, Tánh Linh chỉ đạo Công an huyện và các đơn vị chức năng trên địa bàn có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ trước, trong và sau triển lãm. Chỉ đạo tổ chức các hoạt động thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của triển lãm. Đồng thời thông báo rộng rãi thời gian, địa điểm tổ chức triển lãm để cán bộ, người dân biết và đến tham quan.
T.H